4 quy định mới tại Nghị định 16/2022 môi giới bất động sản cần chú ý

Thời gian gần đây, hiện tượng sốt đất, sốt nhà... bằng nhiều chiêu trò lừa đảo của cò đất khiến giá nhà, đất tăng chóng mặt. Ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP xử phạt mạnh tay với những vi phạm của cò đất.


1. Phạt nặng "cò đất tự phong", không có chứng chỉ hành nghề

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, môi giới bất động sản hay còn được gọi là "cò đất" là người làm trung gian cho các bên khi mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản.

Hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Kinh doanh bất động sản về điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, tổ chức, cá nhân khi làm "cò đất" phải thành lập doanh nghiệp và có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Nếu cá nhân muốn kinh doanh độc lập thì phải có chứng chỉ hành nghề và đăng ký nộp thuế theo quy định.

Hiện nay, cò đất trá hình xuất hiện nhan nhản nhưng không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hạn khiến thị trường kinh doanh bất động sản gặp nhiều biến động. Tại điểm a khoản 1 Điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định mức phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng với hành vi:

- Kinh doanh môi giới bất động sản độc lập không có chứng chỉ hoặc chứng chỉ hành nghề hết hạn;

- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ;

- Cho mượn, cho thuê hoặc mượn, thuê chứng chỉ hành nghề để thực hiện môi giới bất động sản;

Như vậy, theo quy định này, không phải cá nhân nào cũng có thể được làm "cò đất" mà chỉ người phải có chứng chỉ hành nghề còn thời hạn sử dụng mới được môi giới bất động sản.

Nếu vi phạm, người này có thể bị phạt cao nhất đến 60 triệu đồng và phải bổ sung chứng chỉ hành nghề theo quy định khi kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập (mức phạt cũ tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 139/2017/NĐ-CP chỉ từ 10 - 15 triệu đồng).


2. Vừa làm môi giới vừa làm người mua/bán cũng bị phạt

Cũng tại Điều 62 Luật Kinh doanh bất động sản, cá nhân kinh doanh môi giới bất động sản chỉ được thực hiện chức năng môi giới, làm trung gian cho các bên trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng... bất động sản mà không được đứng tên là một bên trong hợp đồng mua bán (như bên mua hoặc bên bán).

Nếu vi phạm, cũng tại điểm a khoản 1 Điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, cá nhân vừa là nhà môi giới vừa là một bên trong hợp đồng mua bán bất động sản sẽ bị phạt từ 40 - 60 triệu đồng (mức phạt này mới được bổ sung tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

muc phat voi co dat


3. Thu phí không đúng quy định, tăng mức phạt gấp 4 lần

Theo Điều 64, 65 Luật Kinh doanh bất động sản, cá nhân làm môi giới bất động sản sẽ được nhận thù lao và hoa hồng từ dịch vụ môi giới bất động sản. Trong đó:

- Thù lao môi giới do các bên thoả thuận và được ghi vào trong hợp đồng, không phụ thuộc vào giá của việc mua bán bất động sản cũng như kết quả của việc mua bán bất động sản.

- Hoa hồng môi giới cũng do các bên thoả thuận, ghi trong hợp đồng và người môi giới được nhận khi cá khách hàng ký hợp đồng mua bán bất động sản.

Ngoài những khoản tiền đã thoả thuận này, người môi giới bất động sản không được thu thêm chi phí khác. Nếu vi phạm thì theo điểm đ khoản 2 Điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, người này sẽ bị phạt tiền từ 120 - 160 triệu đồng khi:

Thu các loại phí kinh doanh dịch vụ bất động sản mà pháp luật không quy định.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải trả lại cho các bên khoản tiền, chi phí kinh doanh dịch vụ bất động sản đã thu sai quy định.

Mức phạt này đã bị tăng rất nhiều so với quy định cũ tại điểm đ khoản 2 Điều 58 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Cụ thể, theo Nghị định 139 cũ, mức phạt này chỉ là 30 - 40 triệu đồng trong khi theo quy định mới, hành vi này bị phạt từ 120 - 160 triệu đồng (cao hơn gấp 04 lần so với trước đây).


4. Tăng mạnh mức phạt khi cò đất "vẽ" thông tin nhà đất

Khoản 2 Điều 67 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 nêu rõ, người kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản do mình môi giới và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp.

Do đó, nếu người môi giới không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc không trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản mà mình môi giới sẽ bị phạt tiền từ 200 - 250 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Có thể thấy, so với mức phạt cũ của khoản 3 Điều 58 Nghị định 139/2017/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), hành vi này đã bị tăng mạnh mức phạt, từ 40 - 50 triệu đồng lên 200 - 250 triệu đồng.

Trên đây là quy định về việc tăng mạnh nhiều mức phạt với cò đất tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Với những chế tài nghiêm khắc thế này, hi vọng rằng sẽ phần nào giảm bớt chiêu trò lừa đảo của cò đất tự phong, tránh rủi ro khi mua, bán nhà đất.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Môi giới bất động sản: Phân biệt “cò đất” và môi giới chuyên nghiệp

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?