Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

Việc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích. Vậy mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

1. Người chưa thành niên là ai?

Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Trong đó, theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016:

Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Có thể thấy, khái niệm người chưa thành niên tương đối rộng, bao hàm cả trẻ em và từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt vi phạm về vi phạm hành chính do lỗi cố ý. Còn người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ bị xử phạt về mọi vi phạm hành chính (theo khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên như thế nào?

2. Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào?

2.1. Hình phạt và biện pháp xử lý hành chính áp dụng cho người vị thành niên

Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với người vị thành niên như sau:

- Các hình thức xử phạt bao gồm:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

+ Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do vi phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái pháp luật.

Ngoài ra, người chưa thành niên còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Điều 136 Luật Xử lý vi phạm hành chính là: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng.

2.2. Quyết định mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên

Theo Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi năm 2020, việc xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích.

Khi xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng nếu xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn.

Quyết định xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm của hành vi, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm.

Trong đó, quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính với người chưa thành niên phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể:

- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Không áp dụng hình thức phạt tiền.

- Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi: Mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Nếu không có tiền nộp phạt, không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.

Trên đây là một số thông tin về mức phạt hành chính đối với người chưa thành niên. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?