Một người nhập hộ khẩu 2 nơi được không?
Tự do cư trú trong nước là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Điều 23 Hiến pháp 2013.
Theo đó, Điều 3 Luật Cư trú quy định về nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú như sau:
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
2. Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký cư trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả.
4. Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên, tại một thời điểm, công dân chỉ được có 01 nơi thường trú. Tức là một người không thể nhập hộ khẩu ở 2 nơi khác nhau.
Thủ tục nhập hộ khẩu thực hiện thế nào?
Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo Điều 21 Luật Cư trú, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Trường hợp đăng ký thường trú đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.- Trường hợp đăng ký thường trú đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu đồng ý thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình.
- Trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải có:Hợp đồng hoặc văn bản về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
Cách thức đăng ký
Người đăng ký thường trú trực tiếp nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý thực hiện việc đăng ký cư trú:
- Công an xã, phường, thị trấn;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Trình tự các bước thực hiện thủ tục
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.
Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lệ phí
Theo quy định tại Thông tư 75/2022/TT-BTC, lệ phí đăng ký trực tiếp là 20.000 đồng/lần, đăng ký online là 10.000 đồng/lần
Thời gian giải quyết
Điều 22 Luật Cư trú quy định, thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thường trú là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Một người nhập hộ khẩu 2 nơi được không? Nếu gặp vướng mắc khác liên quan đến thủ tục đăng ký thường trú, bạn đọc gọi ngay 19006192 để được tư vấn.