“Mách nước” 3 điều cần biết khi ủy quyền khiếu nại

Nếu vì một lý do nào đó, người khiếu nại không thể tự khiếu nại thì có được ủy quyền khiếu nại cho người khác không? Dưới đây, LuatVietnam xin “mách nước” cho bạn 3 điều cần biết khi ủy quyền khiếu nại.

Có được ủy quyền khiếu nại không?

Việc ủy quyền khiếu nại chính là một trong những quyền quan trọng của người khiếu nại được ghi nhận tại khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011.

Cụ thể, người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác trong các trường hợp:

- Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;

- Ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

ủy quyền khiếu nại
“Mách nước” 3 điều cần biết khi ủy quyền khiếu nại (Ảnh minh họa)

Giấy ủy quyền khiếu nại có cần chứng thực?

Theo Điều 10 Thông tư 07/2013/TT-TTCP quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, người được ủy quyền phải xuất trình CMND, cung cấp giấy tờ, văn bản ủy quyền để chứng minh việc đại diện hợp pháp của mình.

Luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải xuất trình giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật hoặc giấy ủy quyền của người khiếu nại, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, quyết định phân công trợ giúp pháp lý.

Trước đây, giấy ủy quyền khiếu nại cần có xác nhận của UBND cấp xã xác nhận. Tuy nhiên, theo các quy định mới nhất, giấy ủy quyền khiếu nại không yêu cầu phải chứng thực.

Quyền của người được ủy quyền khiếu nại

Người được ủy quyền khiếu nại có các quyền sau đây:

- Thực hiện khiếu nại theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện;

- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để khiếu nại;

- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;

- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền;

- Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ.

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?