6 lưu ý khi điền Tờ khai đề nghị cấp Căn cước công dân gắn chip

Việc khai Tờ khai đề nghị cấp Căn cước công dân gắn chip tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế, rất nhiều người dân gặp khó khi điền thông tin trên Tờ khai này.

Có được cho người khác điền thay Tờ khai?

Điều 6 Thông tư 66/2015/TT-BCA có quy định như sau:

2. Người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.

Như vậy, người không biết chữ hoặc không thể tự kê khai thì có thể nhờ người khác kê khai hộ. Tuy nhiên, những người biết chữ và có thể tự mình kê khai thì phải tự kê khai Tờ khai cấp CCCD.

Có quy định màu mực dùng điền Tờ khai?

Khoản 4 Điều 6 Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định:

4. Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.

Như vậy, không được dùng bút đỏ, bút tím... để điền Tờ khai. Chỉ có 03 màu mực được chấp nhận là: xanh, tím than, đen.

dien to khai de nghi cap can cuoc cong dan gan chip
5 lưu ý khi điền Tờ khai đề nghị cấp Căn cước công dân gắn chip (Ảnh minh họa)

Xác định quê quán để điền Tờ khai như nào?

Theo hướng dẫn tại Thông tư 41/2019/TT-BCA, tại mục “Quê quán”, người dân ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Trường hợp các giấy tờ đó không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy tờ đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định.

Quê quán trong giấy khai sinh được xác định như sau (Điều 4 Luật Hộ tịch):

8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Khi ghi quê quán trong Tờ khai đăng ký khai sinh của con, cha hoặc mẹ căn cứ vào các giấy tờ hộ tịch có ghi quê quán của mình để xác định quê quán của con.

Trường hợp đứa trẻ được sinh ra mà không xác định được cha hoặc mẹ, quê quán của đứa bé sẽ được xác định theo nơi sinh và được ghi nhận trong giấy khai sinh.

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Nếu quê quán trong giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu không giống nhau thì khai theo giấy khai sinh, đồng thời chỉnh sửa thông tin trong Sổ hộ khẩu.

Điền Tờ khai khi không có ngày, tháng sinh

Theo Thông tư 66/2015/TT-BCA, mục “Ngày, tháng, năm sinh”: ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số.

Ngoài ra, theo Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014, mặt trước thẻ Căn cước công dân có thông tin ngày, tháng, năm sinh của công dân.

Vì vậy, trường hợp công dân chỉ có thông tin năm sinh phải bổ sung ngày, tháng sinh, sau đó mới điền Tờ khai để làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip.

Xem thêm: Không có ngày, tháng sinh có làm được Căn cước công dân?

Đang làm thủ tục ly hôn, điền tình trạng hôn nhân ra sao?

Về tình trạng hôn nhân được điền 01 trong 03 tình trạng là độc thân, đã kết hôn hoặc đã ly hôn. Ngay tại thời điểm kê khai, nếu bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn chưa có hiệu lực thì tình trạng hôn nhân vẫn là đã kết hôn.

Có thể không cần xuất trình giấy tờ xác minh tín đồ tôn giáo

Theo hướng dẫn tại Thông tư 66/2015 của Bộ Công an, mục “Dân tộc”, “Tôn giáo”: ghi dân tộc, tôn giáo của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như trong giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, trường hợp công dân điền tôn giáo khác với Giấy khai sinh thì phải có giấy tờ chứng minh theo quy định.

Theo Công văn 52/HĐTS-VP1, nếu như mục này ghi khác với nội dung Giấy khai sinh, thì cần phải có Giấy chứng nhận Quy y Tam Bảo hoặc Giấy chứng nhận Phật tử…

Tuy nhiên, ngày 24/4/2021, Ban Tôn giáo Thành phố thuộc Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh thông tin đến các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố xác nhận: Khi thực hiện việc cấp, đổi Căn cước công dân, người dân chỉ cần xuất trình hộ khẩu, Chứng minh nhân dân; và tại mục 7 (phần kê khai tôn giáo) chỉ cần điền vào tôn giáo mà mình tin theo, ngoài ra không phải xuất trình bất cứ loại giấy tờ nào để chứng minh là tín đồ tôn giáo.

Như vậy, tùy từng địa phương mà cần xuất trình giấy tờ chứng minh tôn giáo hay không khi kê khai tôn giáo khác với Giấy khai sinh.

Nếu có băn khoăn về Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.

>> Quét mã QR trên Căn cước công dân gắn chíp thấy gì?

>> Ai bắt buộc phải đổi Căn cước công dân mã vạch sang gắn chip?

>> Xem các Video về Căn cước công dân gắn chip tại đây

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Từ ngày 01/5/2021, Công an TP.HCM bắt đầu cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người tạm trú. Tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác, người dân tạm trú cũng bắt đầu được cấp CCCD gắn chip (tuy nhiên vẫn ưu tiên cho người thường trú). Vậy, thủ tục làm CCCD cho người tạm trú tiến hành thế nào?

Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện

Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện

Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện

Theo pháp luật hiện hành, người tham gia giao thông chỉ được điều khiển phương tiện phù hợp với loại bằng lái xe được cấp. Vì vậy, nếu muốn điều khiển các loại xe khác ngoài phạm vi bằng lái được cấp, người tài xế sẽ phải thực hiện việc nâng hạng bằng lái của mình.