Lợi thế cho những ai đi làm Căn cước gắn chip ở thời điểm này

Với những tiện ích tuyệt vời so với Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân mã vạch, mọi người dân đều cần đi làm Căn cước công dân gắn chip. Thế nhưng, với những người chưa làm căn cước, thì việc đi làm căn cước ở thời điểm này có lợi thế hơn rất nhiều.

Đi một lần, làm hai thủ tục 

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59 về tài khoản định danh điện tử, hay chính là ứng dụng VneID. Tài khoản này tích hợp nhiều loại giấy tờ nên có thể sử dụng thay bản giấy trong các giao dịch điện tử, đồng thời có thể dùng để khai báo y tế, lưu trú, thực hiện giao dịch thanh toán điện, nước và tố giác tội phạm.

Theo Nghị định 59, để sử dụng toàn bộ tiện ích của tài khoản định danh điện tử, người dân phải đăng ký tài khoản này ở mức độ 2.

Nghị định 59 hướng dẫn, những người dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip, để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, cần phải đến cơ quan công an cấp xã hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để làm thủ tục.

Khi đó, người dân cần xuất trình thẻ căn cước gắn chip, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc email và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

loi-the-voi-nhung-ai-di-lam-can-cuoc-cong-dan-o-thoi-diem-nay
Người đã có Căn cước gắn chip phải đến cơ quan công an làm thủ tục mở tài khoản định danh (Ảnh minh họa)

Như vậy, với những người đã đi làm căn cước công dân gắn chip ở thời điểm trước đây và đã được cấp thẻ, thì nay, người dân lại phải đến cơ quan công an một lần nữa để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử, mới có thể sử dụng tài khoản này ở mức độ 2 và khai thác mọi tiện ích của tài khoản thông qua ứng dụng VneID.

Trái lại, theo Nghị định 59, với những người chưa có thẻ căn cước công dân gắn chip và hiện nay mới đi làm thẻ, thì cơ quan công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với quá trình cấp thẻ. Như vậy, người dân chỉ cần đến cơ quan công an một lần đã có thể làm đồng thời hai thủ tục để có đồng thời thẻ căn cước công dân điện tử cũng như tài khoản định danh điện tử.

Đây chính là lợi thế rất lớn của những người bây giờ mới đi làm thẻ căn cước công dân gắn chip, họ không phải tốn thời gian, công sức để đến cơ quan công an 2 lần để thực hiện 2 thủ tục khác nhau.


Tài khoản định danh điện tử dùng thay Căn cước gắn chip

Cũng theo Nghị định 59, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cũng có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ Căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân.

Đồng thời, tài khoản này cũng có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.

Hiện nay, đã có khoảng hơn 30.000 giấy phép lái xe và khoảng 1 triệu thẻ bảo hiểm y tế đã được tích hợp thông tin lên trên tài khoản định danh điện tử.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ lý do vì sao nhiều người có lợi thế khi đi làm Căn cước công dân gắn chip thời điểm này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các thủ tục hành chính, vui lòng gọi ngay cho LuatVietnam theo số 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp.   

(Video LuatVietnam)

Đánh giá bài viết:
(10 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?