Mức phạt lỗi đi xe trên vỉa hè

Hiện nay, tình trạng đi xe trên vỉa hè không còn xa lạ, đặc biệt đối với xe máy ở các thành phố lớn. Sau đây là các quy định về mức xử phạt lỗi đi xe trên vỉa hè mới nhất.

Phổ biến chuyện đi xe trên vỉa hè giờ cao điểm

Ở các thành phố lớn, tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên trong giờ cao điểm thì việc người điều khiển xe máy “leo” lên vỉa hè không phải là chuyện hiếm. Trên thực tế, hành vi này xảy ra khá thường xuyên.

Tuy nhiên, đây là hành vi trái luật.

Cụ thể, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD, hè (hay vỉa hè, hè phố) là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

Như vậy, vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô, xe máy. Chính vì thế, dù lí do tắc đường hay vì bất cứ lí do gì (trừ đi lên hè để vào nhà) thì việc ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều không đúng với quy định của pháp luật.

Nếu vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt. Mức phạt đối với lỗi đi xe trên vỉa hè tăng mạnh từ năm 2020 theo quy định tại Nghị định 100/2019.

loi di xe tren via he
Lỗi đi xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 100? (Ảnh minh họa)

Lỗi đi xe trên vỉa hè: Mức phạt thế nào?

Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, ô tô điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà sẽ bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng.

Điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định này cũng quy định xe máy điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

Ngoài ra, ô tô điều khiển xe đi trên vỉa hè còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đi xe trên vỉa hè, lấn chiếm vỉa hè để bán hàng, đỗ xe… trái quy định của pháp luật đang gây mất mỹ quan đô thị trầm trọng, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đối với người đi bộ.

Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Hôm nay, người dân Hà Nội ra đường nếu không cần thiết bị phạt bao nhiêu?

Hôm nay, người dân Hà Nội ra đường nếu không cần thiết bị phạt bao nhiêu?

Hôm nay, người dân Hà Nội ra đường nếu không cần thiết bị phạt bao nhiêu?

Trong cuộc họp chiều qua, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết từ hôm nay (04/4/2020) sẽ xử phạt những người đi ra ngoài trong trường hợp không thật sự cần thiết để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Chủ tịch cũng cho biết, “đã có căn cứ chế tài xử phạt”. Vậy căn cứ đó là gì?