Lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ ở đâu?

Trong một số trường hợp, người vi phạm giao thông có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe (bằng lái xe). Vậy muốn nhận lại bằng lái xe khi bị tạm giữ thì phải đến đâu để được giải quyết?

Các trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe

Tạm giữ giấy phép lái xe là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền chỉ được tạm giữ giấy phép lái xe trong trường hợp thật sự cần thiết sau:

- Để xác minh tình tiết vi phạm (nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt).

- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính (nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng).

- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền.

lay lai bang lai xe bi csgt giu o dau

Lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ ở đâu?

Theo đó, khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định, việc tạm giữ bằng lái xe phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt/hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội/quyết định xử phạt được thi hành.

Nếu thuộc trường hợp được nộp phạt nhiều lần thì sau khi nộp tiền phạt lần đầu sẽ được nhận lại bằng lái xe.

Mà lý do bị tạm giữ bằng lái xe phổ biến nhất phải kể đến là để bảo đảm người vi phạm sẽ nộp phạt tiền theo quy định. Do vậy, để lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ, người vi phạm phải nộp phạt vi phạm giao thông.

Sau khi nộp phạt xong thì sẽ nhận được biên lai thu tiền, tiếp đó mang biên lai này đến Phòng CSGT/Đội CSGT… được ghi trong Quyết định xử phạt để xuất trình, lấy lại giấy phép lái xe bị giữ.

Như vậy, muốn nhận lại GPLX bị tạm giữ, người vi phạm/người được ủy quyền phải đến cơ quan ra Quyết định xử phạt để nhận.

Tuy nhiên, hiện nay người dân trên cả nước nếu vi phạm giao thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận có thể truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia nộp phạt và lựa chọn đăng ký nhận kết quả tại nhà qua Bưu điện (có thể chọn hình thức chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát thường). Cụ thể: Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông online

Căn cứ vào địa chỉ nhận giấy tờ, hình thức chuyển phát mà người sử dụng đăng ký, hệ thống sẽ hiển thị thời gian, mức phí chuyển phát giấy tờ.

Khi đến hạn trả hồ sơ cho người vi phạm, cơ quan công an sẽ bàn giao cho Bưu điện hồ sơ giấy tờ để trả đến tận địa chỉ đã đăng ký trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trước khi giao, nhân viên bưu điện sẽ gọi điện thoại cho người nhận. Khi nhận giấy tờ, ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, người nhận cần kiểm tra kỹ các loại giấy tờ và ký vào sổ xác nhận của Bưu điện.

Ngoài ra, xin nói thêm, trong trường hợp do giãn cách xã hội, người vi phạm không đến nhận lại GPLX bị tạm giữ được thì có thể đến nhận sau, nếu trên đường CSGT kiểm tra giấy tờ, người dân có thể xuất trình Quyết định xử phạt, Quyết định và biên bản tạm giữ GPLX đồng thời trình bày về nguyên nhân chưa đi lấy GPLX để không bị phạt về lỗi không có GPLX.

Trên đây là giải đáp về việc lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ ở đâu, nếu cần hỗ trợ thêm bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192.

>> Infographic: 5 cách nộp phạt giao thông nhanh chóng nhất

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.