Lập vi bằng đặt cọc mua bán đất hết bao nhiêu tiền?

Khi muốn đặt cọc mua bán đất, thay vì lập hợp đồng công chứng thì nhiều người muốn lập vi bằng và vấn đề được quan tâm khá nhiều là lập vi bằng đặt cọc mua bán đất hết bao nhiêu tiền?


Đặt cọc mua bán đất, lập vi bằng được không?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng được định nghĩa như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Theo đó, khi đặt cọc mua bán đất, nếu hai bên lựa chọn lập vi bằng thì đồng nghĩa, sự kiện đặt cọc mua bán đất được lập giữa bên mua và bên bán đã diễn ra dưới sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại.

Đây là sự kiện có thật, đã diễn ra, là nguồn chứng cứ để Toà án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hiện nay, các văn bản pháp luật cũng không yêu cầu các bên mua bán đất phải lập hợp đồng đặt cọc trước khi thực hiện mua bán đất. Đồng thời, cũng không có văn bản nào yêu cầu hợp đồng đặt cọc phải được công chứng, chứng thực.

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự, đặt cọc mua bán nhà, đất là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng mua bán nhà, đất trong một khoảng thời gian nhất định. Hết thời gian trong hợp đồng đặt cọc, hai bên sẽ thực hiện hợp đồng mua bán nhà, đất.

Như vậy, các bên mua bán hoàn toàn có thể lập vi bằng ghi nhận sự kiện đặt cọc mua bán nhà, đất mà không nhất định phải lập hợp đồng đặt cọc có công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Vi bằng không thay thế cho hợp đồng công chứng, chứng thực hoặc các văn bản khác mà chỉ là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật (sự kiện đặt cọc giữa các bên) dưới sự chứng kiến của Thừa phát lại.

Xem thêm: Đặt cọc mua nhà đất: 7 điều phải biết khi ký hợp đồng đặt cọc

lap vi bang dat coc mua ban dat het bao nhieu tien


Lập vi bằng đặt cọc mua đất hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 05/2020/TT-BTP, chưa quy định cụ thể về mức chi phí khi lập vi bằng giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại. Theo đó, Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thoả thuận lập vi bằng gồm:

- Nội dung vi bằng cần lập: Thoả thuận về việc đặt cọc, thời gian thực hiện ký hợp đồng mua bán, phạt cọc, bồi thường thiệt hại...

- Địa điểm, thời gian lập vi bằng.

- Chi phí lập vi bằng...

Như vậy, khi lập vi bằng đặt cọc mua bán đất, chi phí lập vi bằng do Trưởng Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng thoả thuận mà không giới hạn cụ thể là bao nhiêu.

Tuy nhiên, các chi phí này pahri được niêm yết công khai tại Văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ mức tối đa, mức tối thiểu cũng như nguyên tắc tính toán. Trên cơ sở các chi phí được niêm yết cùng với những chi phí phát sinh theo từng vụ việc cụ thể, người yêu cầu và Trưởng Văn phòng Thừa phát lại sẽ thoả thuận thêm.

Trên thực tế, các Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu sẽ xác định chi phí lập vi bằng gồm: Chi phí đi lại; chi phí cho người làm chứng, người tham gia; chi phí ghi âm, quay phim; chi phí dịch vụ khi yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến nhà, đất...

Trên đây là quy định về việc lập vi bằng đặt cọc mua bán đất hết bao nhiêu tiền? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 6 điều cần biết về lập vi bằng mua bán đất để không bị lừa

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.