3 lầm tưởng khiến việc làm CCCD gắn chip trở nên mất thời gian

Hiện nay, nước ta đang triển khai cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip trên toàn quốc cho người dân. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn một số thông tin khiến việc làm CCCD gắn chip trở nên mất thời gian.


Những lầm tưởng khiến việc làm CCCD gắn chip trở nên mất thời gian

1 - Phải về nơi thường trú để làm CCCD gắn chip

Trước khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đưa vào hoạt động, các địa phương chủ yếu vẫn quản lý thông tin của người dân qua giấy tờ, sổ sách. Vì vậy khi đó, người dân vẫn phải về địa phương nơi đăng ký thường trú để được xác minh nhân thân và làm thẻ Căn cước.

Tuy nhiên từ 01/7/2021, Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia về dân cư đã chính thức hoạt động và thu thập đầy đủ thông tin của công dân, thẩm quyền cấp CCCD được quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:

- Tại cơ quan quản lý CCCD của Bộ Công an;

- Tại các cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp tỉnh;

- Tại các cơ quan quản lý CCCD của Công an cấp huyện;

- Cơ quan quản lý CCCD có thẩm quyền tổ chức cấp thẻ Căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy hiện nay, người dân không nhất thiết phải mất thời gian về nơi thường trú để làm CCCD gắn chip mà có thể thực hiện ngay tại nơi mình sinh sống, nơi tạm trú một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Ngoài ra, với sự cải tiến về công nghệ công tin trong việc thực hiện thủ tục hành chính, người dân còn có thể đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

2 - Phải có Sổ hộ khẩu mới làm được CCCD gắn chip

Bởi lầm tưởng này mà rất nhiều người hoang mang, lo lắng và trì hoãn làm thẻ CCCD gắn chip.

Hiện nay, kể cả không có Sổ hộ khẩu, người dân vẫn được làm CCCD gắn chip bình thường. Cụ thể, theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014, khi tiến hành cấp CCCD, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nếu thông tin đầy đủ, trùng khớp và chính xác thì thì sử dụng luôn thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ.

Trường hợp công dân chưa có thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc thông tin đã có sự điều chỉnh thì công dân phải xuất trình các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh nhân thân như Giấy khai sinh, Sổ tạm trú, Hộ chiếu… nhưng không bắt buộc phải là Sổ hộ khẩu.

3 - Phải điền tờ khai trực tiếp tại cơ quan Công an

Hiện nay, người dân có thể điền trước tờ khai, đăng ký lịch làm CCCD gắn chip qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Khi đặt trước lịch làm CCCD qua Cổng dịch vụ công, người dân sẽ được chủ động về thời gian đến làm thẻ. Đồng thời, vì đã điền trước thông tin cá nhân trên tờ khai trực tuyến nên người dân có thể cắt giảm được thủ tục khai thông tin khi đến cơ quan Công an.

lam tuong khien viec lam cccd gan chip tro nen mat thoi gian
3 lầm tưởng khiến việc làm CCCD gắn chip trở nên mất thời gian (Ảnh minh họa)

Bật mí bí quyết làm CCCD gắn chip nhanh chóng

Để nhanh chóng làm được thẻ CCCD gắn chip, hơn nữa lại có ảnh thẻ đẹp, bạn đọc nên lưu ý:

- Mang đầy đủ giấy tờ, tránh để phải về lấy hoặc hẹn lần sau: Chứng minh nhân dân/CCCD cũ; Giấy khai sinh; Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.

- Đến đúng giờ theo lịch hẹn.

- Xếp hàng nghiêm túc, giữ trật tự khi ngồi chờ để tránh tình trạng lộn xộn, chen lấn...

- Mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, buộc tóc, bỏ kính ra; chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng, tránh trang điểm đậm loè loẹt sẽ làm mất đi nét mặt cơ bản để nhận diện. Khi chụp ảnh hãy nhìn thẳng vào máy ảnh, không chớp mắt…

Trên đây là thông tin về 3 lầm tưởng khiến việc làm CCCD gắn chip trở nên mất thời gian. Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  1900.6192  để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.

Nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

Nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

Nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

Nơi thường trú thường được hiểu đơn giản là nơi ở tạm thời trong một khoảng thời gian để sinh sống, làm việc, học tập... Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, người dân phải thực hiện một số thủ tục thì mới được xác nhận nơi tạm trú. Vậy pháp luật quy định nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?