Làm mất Căn cước công dân gắn chip có “nguy hiểm” không?

Theo mục tiêu của Bộ Công an, đến ngày 01/7/2021 tới đây, gần nửa dân số Việt Nam sẽ dùng thẻ Căn cước công dân gắn chip, thay vì Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân mã vạch trước đây.

Căn cước công dân gắn chip chứa những thông tin gì?

Sự khác biệt lớn nhất của Căn cước công dân gắn chip so với các loại giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân hay Căn cước công dân mã vạch chính là con chip nằm ở mặt sau của thẻ.

Trong con chip này chứa các thông tin về nhân thân của mỗi công dân, như: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; quê quán; vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng… Đồng thời, trong tương lai gần, chip trên thẻ Căn cước công dân còn chứa thông tin liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, giấy phép lái xe… của người sử dụng.

Ngoài chip, trên thẻ Căn cước công dân mẫu mới còn có mã QR ở mặt trước của thẻ. Khi quét mã này sẽ hiển thị thông tin về họ và tên của người cấp, số Chứng minh nhân dân cũ (Trường hợp trước đó dùng Chứng minh nhân dân 9 số), do đó, người được cấp sẽ không còn phải mang theo bên người Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân bằng tờ giấy A4 rất dễ nhàu nát như hiện nay.

Làm mất Căn cước công dân gắn chip có “nguy hiểm” không?

Căn cước công dân gắn chip lưu giữ nhiều thông tin (Ảnh minh họa)


Mất Căn cước công dân gắn chip có “nguy hiểm”?

Như đề cập ở trên, Căn cước công dân gắn chip thể hiện rất nhiều thông tin cá nhân của người được cấp, đồng thời còn tích hợp nhiều thông tin chuyên ngành khác về bảo hiểm, ngân hàng… Do đó, nhiều người bày tỏ lo ngại nếu không may làm mất loại thẻ Căn cước này, hoặc bị đánh cắp thẻ, thì liệu thông tin cá nhân của mình có dễ dàng bị lọt ra ngoài…

Trên thực tế, chỉ những cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng để trích xuất thông tin. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm rằng, nếu như có bị mất Căn cước công dân gắn chip, thì người nhặt được cũng khó có thể đọc được thông tin của người mất mà chip trên thẻ đang lưu giữ.

Khác với chip, mã QR lại dễ dàng có thể quét được, chỉ cần dùng Ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, trên mã QR không chứa đựng quá nhiều thông tin cần “bảo mật” như trên chip.

Trái lại, việc thẻ Căn cước gắn chip lưu giữ nhiều thông tin sẽ giúp người dân sau này khi đi làm các thủ tục hành chính, các giao dịch với ngân hàng, nhà đất, bảo hiểm, xin học cho con..., không phải mang nhiều loại giấy tờ, chỉ cần dùng thẻ này. 


>> Xem các Video về Căn cước công dân gắn chip tại đây. 

Đánh giá bài viết:
(32 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Infographic: Những lưu ý để có ảnh thẻ Căn cước gắn chip chuẩn, đẹp

Infographic: Những lưu ý để có ảnh thẻ Căn cước gắn chip chuẩn, đẹp

Infographic: Những lưu ý để có ảnh thẻ Căn cước gắn chip chuẩn, đẹp

Rất nhiều người dân trên cả nước đang đồng loạt đi làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip, hoàn thành mục tiêu cấp 50 triệu thẻ trước ngày 01/7/2021 của Bộ Công an. Cần lưu ý những điều gì để có một tấm ảnh thẻ Căn cước đẹp và đúng quy định?

Những điều cần biết khi chuyển CMND 12 số sang CCCD gắn chip

Những điều cần biết khi chuyển CMND 12 số sang CCCD gắn chip

Những điều cần biết khi chuyển CMND 12 số sang CCCD gắn chip

Năm 2014, Luật Căn cước công dân ra đời. Tuy vậy, chỉ có 16 tỉnh, thành phố tiến hành cấp Căn cước công dân (CCCD) mã vạch, các tỉnh còn lại vẫn cấp CMND 12 số cho đến cuối năm 2020. Hiện nay, khi muốn chuyển CMND 12 số sang CCCD gắn chip, người dân cần biết những điều sau: