Ngoài công dân Việt Nam thì người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. Hiện nay, thủ tục này được tiến hành khá đơn giản.
- Bản chụp hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản chụp giấy chứng nhận tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Đối với trường hợp ủy quyền làm lý lịch tư pháp thì cần có thêm giấy tờ sau:
+ Bản chính Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực;
+ Xuất trình giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền.
Lưu ý:
- Chỉ được ủy quyền trong trường hợp xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
- Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng được thay thế bằng giấy tờ để chứng minh mối quan hệ (giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn; hộ khẩu gia đình…).
- Các giấy tờ không yêu cầu nộp bản chính thì cần mang theo bản chính để đối chiếu (trường hợp giấy tờ được chứng thực thì không cần đối chiếu.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ được xác định như sau:
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú;
- Người nước ngoài đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi đóng phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp (200.000 đồng/lần/người), người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhận giấy hẹn cấp phiếu và đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.
Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài là không quá 15 ngày.
Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (Ảnh minh họa)
Người nước ngoài cũng được xin cấp lý lịch tư pháp online
Để tiết kiệm thời gian, người nước ngoài cũng có thể tiến hành xin cấp lý lịch tư pháp qua mạng. Thủ tục như sau:
Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài qua bưu điện
Người cần cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi làm lý lịch tư pháp qua bưu điện thì thay vì nộp trực tiếp, cần gửi 01 bộ hồ sơ qua dịch vụ bưu chính tới Sở Tư pháp để được giải quyết. Khi nộp hồ sơ thì phải nộp phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp và phí dịch vụ bưu chính bằng 01 trong 03 cách:
- Chuyển tiền vào tài khoản của Sở Tư pháp. Trường hợp nộp bằng ngoại tệ thì quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỉ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm nộp.
- Nộp tiền trực tiếp tại Sở Tư pháp (chỉ áp dụng cho đồng tiền Việt Nam).
- Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp kèm theo biên lai chuyển tiền phí, lệ phí đến Sở Tư pháp (chỉ áp dụng cho đồng tiền Việt Nam).
Sau khi nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ gửi phiếu hẹn trả kết quả sẽ vào địa chỉ email hoặc qua điện thoại, tin nhắn của người yêu cầu cấp Phiếu.
Người xin cấp lý lịch tư pháp nhận hồ sơ tại địa chỉ được ghi trong Phiếu đăng ký nhận kết qua dịch vụ bưu chính.
Năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985, 1965 cần đi làm thẻ Căn cước mới trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng. Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ cập nhật đến người dân 04 điều cần phải lưu ý khi đổi Căn cước hết hạn để thủ tục cấp đổi diễn ra nhanh chóng nhất.
Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là khi giải thể ĐVHC cấp huyện thì trụ sở, tài sản công cấp chính quyền này được giải quyết thế nào?
Sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh và việc đổi tên sau sáp nhập là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây là thông tin về thủ tục đổi tên đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh từ 01/7/2025.
Hiện Bộ Nội vụ đã trình phương án sáp nhập các tỉnh, thành. Dự kiến, nếu được thông qua, cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 01/7/2025; 01/9/2025 cấp tỉnh mới chính thức hoạt động. Vậy khi sáp nhập ĐVHC những loại giấy tờ nào phải thực hiện cấp đổi lại?