Làm lễ cúng sao giải hạn đầu năm mới có bị phạt?

Mỗi dịp đầu năm Âm lịch, mọi người thường lên chùa hoặc tự dâng sao giải hạn ở nhà. Thực hư việc làm lễ cúng sao giải hạn cũng bị phạt ra sao?

Cúng sao giải hạn là gì?

Theo quan niệm dân gian, mỗi người vào mỗi năm sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh, có sao tốt, sao xấu và khi gặp sao xấu thì cúng sao giải hạn.

Đây là một tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời chứ không có trong giáo lý nhà Phật.

Theo đó, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng (khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH13).

cúng sao giải hạn
Làm lễ cúng sao giải hạn đầu năm mới có bị phạt? (Ảnh minh họa)

Cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan?

Hành vi mê tín dị đoan là hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá bị cấm theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP. Trước đây, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL (đã hết hiệu lực) quy định mê tín dị đoan như sau:

Mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm:

- Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép.

- Lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa.

- Các hình thức mê tín dị đoan khác.

Khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL cũng nêu rõ các hành vi bị cấm gồm:

Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Như vậy, có thể thấy, những hành vi được coi là mê tín dị đoan phải là hành vi làm mê hoặc người khác, gây tác động xấu đến người khác và trái với tự nhiên như xem bói, phù chú, yểm bùa…

Vậy, cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan không?

Như đã nói ở trên hoạt động cúng sao giải hạn là một tín ngưỡng dân gian và mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. Song các hoạt động mê tín, dị đoan trong nhiều trường hợp thường bị biến tướng từ các loại hình tín ngưỡng.

Tín ngưỡng dân gian khác với mê tín, dị đoan ở chỗ, tín ngưỡng có mục đích thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín, dị đoan lấy mục đích kiếm tiền là chính.

Do đó, tùy thuộc vào mức độ cúng sao giải hạn và nếu mục đích chính là kiếm tiền thì đó là biến tướng của hoạt động mê tín, dị đoan và có thể bị phạt. Khi đó, mức phạt áp dụng như sau:

- Phạt hành chính:

Căn cứ Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hoạt động mê tín dị đoan sẽ bị phạt tiền:

  • 03 - 05 triệu đồng: Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội (điểm b khoản 4 Điều 14).
  • 15 - 20 triệu đồng: Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan (điểm đ khoản 7 Điều 14).
  • 30 - 40 triệu đồng: Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan (điểm c khoản 6 Điều 20).

- Xử lý hình sự:

Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào bói toán, đồng bóng hoặc hình thức mê tín dị đoan khác có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan:

  • Phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm/phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích nhưng lại vi phạm.
  • Phạt tù từ 03 - 10 năm: Làm chết người/thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên/gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Tóm lại, cúng sao giải hạn đầu năm là một tín ngưỡng dân gian, việc cúng sao giải hạn nếu nhằm mục đích trục lợi, kiếm tiền thì được coi là mê tín, dị đoan.

Trên đây là giải đáp về Làm lễ cúng sao giải hạn cũng bị phạt? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Hướng dẫn cách tra cứu Sổ hộ khẩu điện tử nhanh chóng, chính xác nhất

Hướng dẫn cách tra cứu Sổ hộ khẩu điện tử nhanh chóng, chính xác nhất

Hướng dẫn cách tra cứu Sổ hộ khẩu điện tử nhanh chóng, chính xác nhất

Cách xem Sổ hộ khẩu điện tử thế nào? Là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, nhất là khi Sổ hộ khẩu giấy đã chính thức bị “khai tử” ngay khi vừa bước sang năm mới 2023. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xem Sổ hộ khẩu điện tử.