Làm lại CMND - Tất tật hướng dẫn mới nhất

Chứng minh nhân dân (CMND) là giấy tờ tùy thân không thể thiếu. Nếu không may làm mất, phải làm lại chứng minh thư thế nào là lo lắng của không ít người.

1. Có 2 loại Chứng minh nhân dân và 2 loại Căn cước công dân

Hiện nay, cả nước có 04 loại giấy tờ có giá trị chứng minh cơ bản về lai lịch, nhận dạng của người được cấp gồm:

- Chứng minh nhân dân (CMND) 9 số (theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP);

- Chứng minh nhân dân 12 số (Thông tư 57/2013/TT-BCA);

- Thẻ Căn cước công dân mã vạch (Luật Căn cước công dân 2014);

- Thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Cả 04 loại giấy tờ này chỉ khác nhau về tên gọi nhưng đồng thời tồn tại và có giá trị giống nhau. Trong đó, thẻ Căn cước công dân và CMND 12 số cùng được sản xuất từ một loại phôi, công nghệ giống nhau.

Đặc biệt, người đã được cấp CMND 12 số khi cấp đổi sang thẻ Căn cước công dân (CCCD) sẽ được giữ nguyên số CMND được cấp trước đó.

lam lai cmnd
Hướng dẫn chi tiết làm lại CMND (Ảnh minh họa)

2. Thủ tục làm lại CMND tiến hành thế nào?

Hiện nay, cả nước đã ngừng cấp thẻ Chứng minh nhân dân. Khi thẻ này bị mất hay hết hạn, người dân đi làm lại sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip. Đây là loại thẻ cứng, có con chip nên có thể tích hợp được nhiều loại giấy tờ khác nhau. Hiện nay, những người sử dụng CMND bị hết hạn hoặc mất hay đơn giản là có nhu cầu đều được đi đổi sang CCCD gắn chip.

2.1 Đến đâu để làm lại CMND?

Theo Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA, thẩm quyền tiếp nhận, làm lại CMND được quy định như sau:

1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, hiện nay, người dân có thể đi làm thẻ CCCD tại nơi tạm trú hay thường trú đều được. Đây là quy định mới, giúp nhiều người dễ dàng làm lại được giấy tờ này mà không mất nhiều thời gian đi lại, nhất là những người đi làm ăn xa.

2.2. Thủ tục cấp lại CMND

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD

Công dân có thể đến trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân hoặc đăng ký online qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hay Cổng Dịch vụ công Bộ Công an mà không cần điền Tờ khai hay đem theo giấy tờ gì nếu thông tin công dân đã được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.

Trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân online thì có thể đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp thông tin của công dân chưa có trên Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Chụp ảnh, lấy vân tay

Sau khi tiếp nhận đề nghị cấp CCCD của công dân, nếu thấy thông tin hợp lệ, cán bộ mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.

Người dân có thể trang điểm nhẹ nhàng, không đeo kính, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, mặc trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự để việc chụp ảnh được nhanh và thuận lợi. Nếu công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 3: Nộp lệ phí và nhận giấy hẹn

Người dân nộp lệ phí và phí chuyển phát theo quy định (nếu yêu cầu nhận thẻ qua đường bưu điện).

Xem thêm: Lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân mới nhất

Cán bộ Công an cấp giấy hẹn trả thẻ cho người dân (nếu đến nhận trực tiếp). Người dân đợi thẻ gửi qua bưu điện nếu đăng ký dịch vụ hoặc đến nhận thẻ theo thời gian ghi trên giấy hẹn (hiện nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc nhập khẩu chip khó khăn nên việc cấp thẻ bị chậm trễ. Vì thế, hầu hết người dân không nhận được lịch hẹn lấy thẻ chính xác).

2.3. Thời hạn giải quyết

Thời hạn giải quyết: Theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA,thời hạn giải quyết cấp thẻ tối đa là 8 ngày làm việc (Tuy nhiên, do dịch bệnh nên thời gian đang bị kéo dài hơn nhiều).

Trên đây là hướng dẫn việc làm lại CMND. Để biết chi tiết hơn hoặc có thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

>> Cập nhật thủ tục làm CCCD mới nhất

>> Xem toàn bộ video về Căn cước công dân tại đây

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?