Không muốn thu thập ADN, giọng nói khi làm Căn cước có bị phạt không?

Người làm thẻ Căn cước từ thời điểm tháng 07/2024 sẽ phải thực hiện thu nhận thông tin sinh trắc học. Vậy, trong trường hợp người dân không muốn thu thập ADN, giọng nói khi làm Căn cước có bị phạt không?
Câu hỏi: Tôi sắp đi làm thẻ Căn cước, cho tôi hỏi nếu tôi không muốn thu thập ADN, giọng nói hay mống mắt... thì có bị phạt hay không?

Không muốn thu thập ADN giọng nói khi làm Căn cước có bị phạt?

Đầu tiên có thể khẳng định rằng, người dân không muốn thu thập ADN, giọng nói khi làm Căn cước sẽ không bị phạt (bởi đây là những thông tin sinh trắc học được cung cấp tự nguyện).

Đối với các thông tin bắt buộc cung cấp gồm ảnh khuôn mặt, vân tay hay mống mắt nếu người dân không đồng ý cho thu thập thì không thể thực hiện làm thẻ Căn cước.

Nếu không có thẻ Căn cước, vẫn dùng thẻ CCCD gắn chip/CMND hết hạn sử dụng, công dân có thể bị phạt vì không thực hiện đúng quy định về cấp, đổi Căn cước.

Cụ thể, các quy định liên quan đến vấn đề này như sau:

Theo Điều 15 Luật Căn cước, số 26/2023/QH15 thì có 05 loại thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước như sau:

(1) Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18, khoản 24 và khoản 25 Điều 9 của Luật Căn cước, như Họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; Dân tộc; Tôn giáo, Quốc tịch…

(2) Thông tin nhân dạng

(3) Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.

(4) Thông tin về nghề nghiệp, trừ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu.

(5) Trạng thái của căn cước điện tử (khóa, mở khóa và các mức độ định danh điện tử)

Có thể thấy, có 05 thông tin sinh trắc học trong dữ liệu Căn cước gồm: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, AND và giọng nói.

Bên cạnh đó, điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước quy định:

d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

Có thể thấy, các thông tin về giọng nói, ADN trong thẻ Căn cước là những thông tin không bắt buộc tích hợp khi thực hiện thủ tục làm thẻ mà dựa trên:

  • Sự tự nguyện cung cấp của người dân
  • Hoặc thu thập được khi thực hiện trưng cầu giám định trong quá trình giải quyết vụ việc
  • Hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của cá nhân là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch

Có thể thấy 03 thông tin sinh trắc học bắt buộc phải thu nhận khi làm thẻ Căn cước từ 01/7/2024 là:

  • Ảnh khuôn mặt
  • Vân tay
  • Mống mắt.

Việc thu nhận này được thực hiện khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước cho người từ đủ 06 tuổi trở lên Đối với người dưới 06 tuổi thì các thông tin sinh trắc học này sẽ không được cơ quan quản lý căn cước thu nhận.

Không muốn thu thập ADN giọng nói khi làm Căn cước có bị phạt không?
Không muốn thu thập ADN giọng nói khi làm Căn cước có bị phạt không? (Ảnh minh họa)

Các hành vi vi phạm liên quan đến thẻ Căn cước bị xử phạt

Từ thời điểm Luật Căn cước có hiệu lực, 01/7/2024, vẫn chưa có quy định mới về việc xử phạt các hành vi vi phạm liên quan đến thẻ Căn cước. Do vậy, hiện hành vẫn áp dụng mức phạt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm về cấp, quản lý, sử dụng thẻ Căn cước công dân.

Bộ Công an cũng đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 10, trong đó bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm liên quan đến các loại giấy tờ mới theo Luật Căn cước, gồm:

  • Thẻ Căn cước
  • Giấy chứng nhận Căn cước
  • Giấy xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân
  • Giấy xác nhận số định danh cá nhân đã hủy với số định danh cá nhân đã xác lập lại;

Dự thảo Nghị định còn quy định hình phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi như: tẩy xóa, làm hư hỏng thẻ, làm giả giấy tờ để được cấp thẻ; thế chấp, cầm cố thẻ…

Cụ thể, khoản 5 Điều 1 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt:

Hành vi

Mức phạt

- Không xuất trình thẻ CMND/CCCD/thẻ Căn cước, Căn cước điện tử,

- Không thực hiện đúng quy định của về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước, giấy chứng nhận Căn cước; cấp Căn cước điện tử;

- Không nộp lại CMND, thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù…

300.000 đồng - 500.000 đồng

- Chiếm đoạt, sử dụng CMND, thẻ CCCD, thẻ Căn cước, Căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước,…

- Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của thẻ

- Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng thẻ

- Không nộp lại thẻ CCCD hoặc thẻ Căn cước cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam…

1.000.000 - 2.000.000 đồng

- Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước, Căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước,

- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước, Căn cước điện tử, giấy chứng nhận Căn cước; giấy xác nhận thông tin số Chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân,..

2.000.000 - 4.000.000 đồng

- Làm giả thẻ CCCD, thẻ Căn cước, Căn cước điện tử, giấy chứng nhận Căn cước, giấy xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân

- Sử dụng thẻ Căn cước công dân giả, thẻ Căn cước giả, Căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận Căn cước giả,…

- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước;

- Mua, bán, thuê, cho thuê thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước;

- Mượn, cho mượn thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước hoặc giấy chứng nhận Căn cước để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

4.000.000 - 6.000.000 đồng

So với quy định hiện hành tại Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm không thay đổi mà chỉ bổ sung thêm các giấy tờ mới quy định tại Luật Căn cước.

Dự thảo Nghị định còn quy định hình phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi như: tẩy xóa, làm hư hỏng thẻ, làm giả giấy tờ để được cấp thẻ; thế chấp, cầm cố thẻ…

Về biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc nộp lại thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước, giấy chứng nhận Căn cước, giấy xác nhận thông tin số Chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân…đối với hành vi chiếm đoạt sử dụng thẻ; mua, bán, thuê, cho thuê thẻ Căn cước công dân, thẻ Căn cước hoặc Giấy chứng nhận Căn cước;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính như làm giả, sử dụng thẻ giả, mượn/cho mượn thẻ để thực hiện hành vi trái quy định…

Trên đây là giải đáp cho vướng mắc không muốn thu thập ADN, giọng nói khi làm Căn cước có bị phạt không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.