4 trường hợp không được chứng thực chữ ký mới nhất

Chứng thực chữ ký được hiểu đơn giản là việc xác nhận chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không được chứng thực chữ ký.

Các trường hợp không được chứng thực chữ ký

Người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký. Theo Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP nếu thuộc 04 trường hợp sau đây sẽ không được chứng thực chữ ký:

1- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực không nhân thức và làm chủ được hành vi của mình;

2- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hết hạn sử dụng hoặc giả mạo;

3- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung:

  • Trái pháp luật, đạo đức xã hội;
  • Tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam;
  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức;

  • Vi phạm quyền công dân.

4- Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

*** Các trường hợp không được chứng thực chữ ký cũng được áp dụng trong trường hợp chứng thực điểm chỉ khi người yêu cầu chứng thực chữ ký không ký được và trường hợp người yêu cầu chứng thực không thể ký, điểm chỉ được.

không được chứng thực chữ ký

4 trường hợp không được chứng thực chữ ký (Ảnh minh họa)

Phạt đến 10 triệu đồng khi vi phạm về chứng thực chữ ký

Người thực hiện chứng thực mà chứng thực các trường hợp không được chứng thực chữ ký nêu trên sẽ bị phạt tiền theo các mức như sau:

Stt

Lỗi

Mức phạt

Căn cứ

1

Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch (trừ trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản)

03 - 05 triệu đồng

Điểm k khoản 3 Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được bổ sung tại Nghị định số 67/2015/NĐ-CP

2

Chứng thực chữ ký trong trường hợp giấy tờ văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân

05 - 10 triệu đồng

Điểm đ khoản 3a Điều 24 Nghị định 110/2013 bổ sung tại Nghị định 67/2015

3

Chứng thực chữ ký trong trường hợp tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Điểm g khoản 3a Điều 24 Nghị định 110/2013 bổ sung tại Nghị định 67/2015

4

Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu không còn giá trị sử dụng

Điểm h khoản 3a Điều 24 Nghị định 110/2013 bổ sung tại Nghị định 67/2015

>> Thủ tục chứng thực chữ ký

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?