Không đổi Căn cước công dân khi đến tuổi có bị phạt tiền?

Hiện nay, người dân đang sử dụng thẻ Căn cước công dân phải đổi thẻ khi đến độ tuổi quy định. Vậy, nếu không đổi, có bị xử phạt không?

3 mốc cần nhớ khi sử dụng Căn cước công dân

Từ năm 2016, khi Luật Căn cước công dân có hiệu lực, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã tiến hành cấp thẻ Căn cước công dân thay cho Chứng minh nhân dân.

Cũng theo tinh thần của Luật này, chậm nhất từ ngày 01/01/2020 phải thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân thống nhất trên cả nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay Bộ Công an vẫn chưa cấp thẻ Căn cước công dân ở 63 tỉnh, thành mà mới chỉ áp dụng tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với những người đã và đang có dự định đổi sang thẻ Căn cước công dân cần nhớ, thẻ này không có giá trị 15 năm như thẻ Chứng minh nhân dân mà quy định đổi theo độ tuổi.

Cụ thể, thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Đến tuổi mà không đổi Căn cước công dân có bị phạt?
Đến tuổi mà không đổi Căn cước công dân có bị phạt? (Ảnh minh họa)

Không đổi Căn cước công dân khi đến tuổi có bị phạt tiền?     

Trước đây, tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nào không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi Chứng minh nhân dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Tuy nhiên, Luật Căn cước công dân ra đời sau khi Nghị định này được ban hành nên không có quy định xử phạt nếu vi phạm quy định về cấp lại, đổi Căn cước công dân.

Dẫu vậy, nếu đến tuổi mà không đi đổi thẻ Căn cước công dân, người dân sẽ gặp khó khăn khi thực hiện những giao dịch liên quan đến Căn cước công dân như đi máy bay, làm việc với ngân hàng, ký hợp đồng mua bán nhà đất, đăng ký kết hôn…

Vì vậy, khi gần đến thời hạn cần đổi Căn cước công dân, người dân nên chủ động đi làm lại thẻ. Đặc biệt, để giúp người dân ghi nhớ các mốc cần đổi thẻ thì giá trị của thẻ Căn cước công dân được ghi ở mặt trước thẻ, phía dưới ảnh.

Thủ tục làm lại thẻ Căn cước công dân

Tại Quyết định số 58/QĐ-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 03/01/2020 đã quy định mới thủ tục cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

Bước 1. Điền vào Tờ khai Căn cước công dân

Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2. Lấy dấu vân tay, chụp ảnh chân dung

Nếu công dân đủ điều kiện cấp lại Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ lấy dấu vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân và chuyển Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân cho công dân kiểm tra, xác nhận thông tin.

Lưu ý: Khi đến làm thẻ Căn cước công dân, người dân cần xuất trình Sổ hộ khẩu.

Bước 3. Nộp lệ phí

Công dân nộp lệ phí theo quy định và nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

Bước 4. Nhận thẻ Căn cước công dân

Công dân theo giấy hẹn đến nhận thẻ tại cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc nhận qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.