05 năm một lần, khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp diễn ra, toàn dân lại nô nức đi bỏ phiếu. Vậy những người cố tình trốn tránh, không đi bầu cử có sao không?
Không đi bầu cử có sao không?
Bầu cử là quyền công dân được quy định ngay tại Hiến pháp 2013 - đạo luật gốc, cơ bản nhất của Nhà nước. Cụ thể, theo Điều 27:
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Quy định này một lần nữa được khẳng định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015:
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
02 văn bản này đều nhắc đến bầu cử là quyền chứ không phải nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định:
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
Như vậy, dù là quyền nhưng công dân cũng cần thực hiện quyền này đầy đủ, đúng quy định của pháp luật.
Tuy vậy, hiện nay trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính, không ghi nhận quy định xử phạt đối với người đủ điều kiện bầu cử không tham gia bầu cử.
Các cơ quan Nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để người dân nâng cao ý thức, tham gia bầu cử. Đây cũng là cơ hội để người dân lựa chọn ra những người “có đức, có tài”, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình, thay mặt mình tham gia vào hệ thống chính trị…
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Tại nguyên tắc bỏ phiếu, Luật này một lần nữa khẳng định:
2. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
Trong đó, khoản 3 và 4 quy định như sau:
- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
- Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Như vậy, công dân không được phép nhờ người nhà đi bầu cử hộ. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình.
Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan đến bầu cử, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định số 163/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông vừa được Chính phủ ban hành.
Trong số những vướng mắc liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh thì việc người trên 60 tuổi có đứng tên đăng ký hộ kinh doanh được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu pháp luật quy định ra sao về điều này?
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm sẽ có hiệu lực từ ngày 14/02/2025. Điều nhiều người đặc biệt quan tâm là đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm. Bài viết dưới đây LuatVietnam sẽ thông tin về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm online.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đang tích cực tuyên truyền người dân cài đặt và tạo tài khoản trên ứng ụng iHaNoi. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ihanoi là gì và người dân có bắt buộc cài ứng dụng này không?
Bài viết dưới đây sẽ đưa thông tin lưu ý quan trọng đối với người sinh năm 2000 liên quan đến giấy tờ tùy thân. Cùng theo dõi chi tiết nội dung để biết cụ thể.
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đang đến rất gần. Tuy nhiên, dịch Covid-19 lại đang bùng phát mạnh dẫn đến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội. Vậy, địa phương này có tổ chức bầu cử không? Bầu thế nào?
Hiện nay, Hà Nội, TP. HCM và nhiều địa phương khác đã bắt đầu tiến hành cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người tạm trú. Vậy, nếu không có Sổ tạm trú, có thể làm CCCD tại tỉnh khác nơi thường trú được không?
Từ ngày 01/5/2021, Công an TP.HCM bắt đầu cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người tạm trú. Tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác, người dân tạm trú cũng bắt đầu được cấp CCCD gắn chip (tuy nhiên vẫn ưu tiên cho người thường trú). Vậy, thủ tục làm CCCD cho người tạm trú tiến hành thế nào?
Việc khai Tờ khai đề nghị cấp Căn cước công dân gắn chip tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế, rất nhiều người dân gặp khó khi điền thông tin trên Tờ khai này.