Không có sổ tạm trú có được làm CCCD ở Hà Nội, TP.HCM?

Hiện nay, Hà Nội, TP. HCM và nhiều địa phương khác đã bắt đầu tiến hành cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người tạm trú. Vậy, nếu không có Sổ tạm trú, có thể làm CCCD tại tỉnh khác nơi thường trú được không?

Theo quy định, làm CCCD mang theo gì?

Căn cứ: Luật Căn cước công dân 2014, Thông tư 07/2016/TT-BCA, Thông tư 40/2019/TT-BCA.

Theo quy định, khi đi làm Căn cước công dân, công dân phải mang theo những giấy tờ sau:

- Sổ hộ khẩu (trừ trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân đã đi vào vận hành).

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ để đối chiếu thông tin và để cắt góc hoặc thu hồi.

- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân (sử dụng nếu thông tin trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân).

Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi đi làm Căn cước công dân gắn chip không cần mang theo Sổ tạm trú mà chỉ cần mang Sổ hộ khẩu. Điều này cũng phù hợp với quy định về thẩm quyền làm thẻ mà các văn bản trên ghi nhận.

Cụ thể, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân, hầu hết thẩm quyền làm thẻ căn cứ vào hộ khẩu thường trú.

Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia đã đi vào vận hành, công dân có thể lựa chọn bất cứ cơ quan Công an cấp huyện, tỉnh… nào thuận tiện để làm CCCD (không phụ thuộc thường trú cũng như tạm trú).

khong co So tam tru co duoc lam cccd o tinh khac
Không có Sổ tạm trú có được làm CCCD ở tỉnh khác? (Ảnh minh họa)

Thực tế, không có Sổ tạm trú có được làm CCCD ở tỉnh khác?

Căn cứ quy định pháp luật, người dân làm CCCD tại nơi tạm trú không phải xuất trình Sổ tạm trú khi đi làm thẻ. Tuy nhiên, công an tại nhiều địa phương vẫn yêu cầu người dân mang theo Sổ tạm trú (Không phải tất cả địa phương đều yêu cầu như vậy, người dân có thể liên hệ trước để được hướng dẫn, tránh mất công đi lại).

Việc này được lí giải là để thuận tiện và tránh những phát sinh trong trường hợp thông tin về người tạm trú không có đầy đủ trong dữ liệu trên hệ thống.

Vì vậy, khi thực hiện cấp CCCD cho đối tượng là công dân tạm trú thì người dân nên chuẩn bị tài liệu chứng minh tạm trú (Sổ tạm trú) để có thể có đầy đủ giấy tờ nhất, tạo mọi thuận lợi cho quá trình cấp CCCD. Nếu không có Sổ tạm trú thì người dân nên liên hệ công an cấp huyện để được hướng dẫn.

Theo đó, công an cấp huyện sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể, xem lý do vì sao chưa được cấp Sổ tạm trú, thiếu điều kiện nào. Từ đó, hướng dẫn thủ tục để người dân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ tạm trú.

Dự kiến từ ngày 01/7/2021, khi dữ liệu dân cư quốc gia đi vào hoạt động và thu thập đầy đủ thông tin của công dân, người dân có thể làm CCCD gắn chip tại bất cứ địa phương nào mà không cần phải mang theo Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú, tạm vắng. Thời điểm đó, toàn bộ thông tin cá nhân của người dân đã được cập nhật đầy đủ trên hệ thống dữ liệu, công dân chỉ cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc CCCD cũ để được làm thẻ.

Nếu có băn khoăn về Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192.

>> Xem các nội dung khác về Căn cước công dân gắn chip tại đây
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Từ ngày 01/5/2021, Công an TP.HCM bắt đầu cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người tạm trú. Tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác, người dân tạm trú cũng bắt đầu được cấp CCCD gắn chip (tuy nhiên vẫn ưu tiên cho người thường trú). Vậy, thủ tục làm CCCD cho người tạm trú tiến hành thế nào?

Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện

Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện

Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện

Theo pháp luật hiện hành, người tham gia giao thông chỉ được điều khiển phương tiện phù hợp với loại bằng lái xe được cấp. Vì vậy, nếu muốn điều khiển các loại xe khác ngoài phạm vi bằng lái được cấp, người tài xế sẽ phải thực hiện việc nâng hạng bằng lái của mình.