Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị xử lý thế nào?

Người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị phạt như thế nào? Đây có bị coi là hành vi chống đối người thi hành công vụ hay không? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được LuatVietnam giải đáp ngay sau đây.

1. Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị phạt thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông (CSGT).

Khoản 2 Điều này cũng khẳng định, khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Như vậy, người dân khi tham gia giao thông cần nghiêm túc chấp hành hiệu lệnh của CSGT.

Nếu không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Ô tô

04 đến 06 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Điểm b khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5

Xe máy

800.000 đến 01  triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng

Điểm g khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

02 đến 03 triệu đồng

Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 01 - 03 tháng

Điểm d khoản 5 và điểm a khoản 10 Điều 7

Xe đạp

100.000 - 200.000 đồng

Điểm b khoản 2 Điều 8

Người đi bộ

60.000 - 100.000 đồng

Điểm c khoản 1 Điều 9

Người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo

100.000 - 200.000 đồng

Điểm a khoản 2 Điều 10

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị phạt thế nào?
Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT có phải chống người thi hành công vụ?

Chống người thi hành công vụ là tội được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.

Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ khi có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Theo quy định này, hành vi không chấp hiệu lệnh của CSGT không bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ nhưng cũng không thể tránh khỏi việc bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

Tùy vào từng đối tượng vi phạm cụ thể mà người tham gia giao thông có thể bị phạt từ 60.000 đồng đến 06 triệu đồng, kèm theo đó còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT có phải chống người thi hành công vụ?
Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT có phải chống người thi hành công vụ? (Ảnh minh họa)

3. Hiệu lệnh của CSGT trái với biển báo thì đi thế nào?

Biển báo giao thông và hiệu lệnh của CSGT đều thuộc hệ thống báo hiệu giao thông. Người tham gia giao thông có trách nhiệm tuân thủ chỉ dẫn của biển báo cũng như hiệu lệnh của CSGT.

Trường hợp hai hình thức báo hiệu kể trên cùng xuất hiện một vị trí mà hiệu lệnh của CSGT trái với biển báo thì người tham gia giao thông phải ưu tiên thực hiện theo hiệu lệnh của CSGT.

Bởi theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT, khi hai hình thức báo hiệu là biển báo giao thông và hiệu lệnh của CSGT cùng xuất hiện tại một khu vực thì người tham gia giao thông cần tuân thủ theo thứ tự hiệu lực như sau: (1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông >> (2) Hiệu lệnh của biển báo hiệu.

Bên cạnh đó, Điều 8 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT cũng quy đinh, người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, ngay cả khi hiệu lệnh đó trái với tín hiệu của đèn giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.

Vì vậy, việc ưu tiên chấp hành chỉ dẫn của CSGT được đưa lên hàng đầu. Người tham gia giao thông cần lưu ý điều này để tránh việc bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là thông tin về mức phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.