Không cần làm hộ chiếu nếu có 2 loại giấy tờ này?

Hộ chiếu là loại giấy tờ tùy thân quan vô cùng quan trọng để xuất, nhập cảnh. Vậy có loại giấy tờ nào khác thay thế được hộ chiếu hay không? 

Pháp luật cho phép loại giấy tờ nào được sử dụng thay hộ chiếu?

Hộ chiếu hay passport là một loại giấy tờ tùy thân để xuất, nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.

Cụ thể, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 định nghĩa:

Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

Trên hộ chiếu sẽ gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân…

Hiện nay, pháp luật quy định có 02 thứ được sử dụng thay cho hộ chiếu trong một số trường hợp là:

Căn cước công dân

Tại khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:

2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA cũng nêu rõ:

Ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân là Tiếng Anh, là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Như vậy, công dân có thể sử dụng Căn cước công dân thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Trên môi trường điện tử, danh tính điện tử là tập hợp dữ liệu số trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh cho phép xác định duy nhất một cá nhân.

Mỗi danh tính điện tử sẽ gắn với một tài khoản định danh, là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Tài khoản định danh điện tử sẽ có hai mức độ. Trong đó, khoản 2 Điều 5 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị sử dụng tương đương Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do bên sử dụng dịch vụ quyết định.

khong can lam ho chieu

Không cần làm hộ chiếu, chỉ cần có 2 loại giấy tờ này? (Ảnh minh họa)

Thực tế, việc không dùng hộ chiếu khi ra nước ngoài đã thực hiện được chưa?

Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có cơ sở pháp lý cho phép công dân sử dụng các Căn cước công dân, tài khoản định danh mức độ 2 thay thế hộ chiếu.

Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa ký bất kỳ thỏa thuận hay hiệp ước nào với nước ngoài cho phép công dân hai nước sử dụng giấy tờ nhân thân khác thay thế hộ chiếu khi xuất, nhập cảnh.

Bên cạnh đó, việc đăng ký tài khoản định danh điện tử của công dân cũng chưa thực hiện được ngay do ứng dụng định danh điện tử hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Khi ứng dụng này hoàn thiện và phát hành thì người dân mới có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng này.

Để hiểu rõ hơn về bài viết: Không cần làm hộ chiếu, chỉ cần có 2 loại giấy tờ này? bạn có thể gọi ngay đến số 1900.6192, các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn.

Theo dõi chúng tôi tại:

Giantbomb

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?