Không ít người nghĩ rằng, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 02 xe khi tham gia giao thông do mỗi người tự xác định, ước lượng dựa trên tình huống thực tế. Tuy nhiên, pháp luật lại có những quy định rõ ràng về vấn đề này.
Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe khi tham gia giao thông
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa 02 xe khi tham gia giao thông trên đường được quy định như sau:
Nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”
Về nguyên tắc, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.
Ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Hiện nay, theo QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, để báo xe ô tô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu, đặt biển số P.121 "Cự ly tối thiểu giữa hai xe".
Biển P.121 "Cự ly tối thiểu giữa hai xe"
Số ghi trên biển cho biết khoảng cách tối thiểu tính bằng mét. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô kể cả xe được ưu tiên theo quy định đi cách nhau một cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Biển số P.121 có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số S.501 hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm".
Trong điều kiện mặt đường khô ráo
Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với tốc độ của xe như sau:
- Vận tốc dưới 60 km/h: người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông;
- Vận tốc 60 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 35;
- Vận tốc trên 60 đến 80 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m;
- Vận tốc từ trên 80 đến 100 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m;
- Vận tốc từ trên 100 đến 120 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.
Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt
Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định khi mặt đường khô ráo nêu trên.
Đối với trường hợp xe đi trên cao tốc, khoảng cách an toàn tối thiểu trên cao tốc cũng dựa vào tốc độ của xe khi tham gia giao thông như quy định trên.
Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe khi tham gia giao thông (Ảnh minh họa)
Mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt khi không giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông được quy định như sau:
Phương tiện
Lỗi
Mức phạt
Căn cứ
Ô tô
Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”
800.000 - 01 triệu đồng
Điểm l khoản 3 Điều 5
Không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc
03 - 05 triệu đồng
Điểm g khoản 5 Điều 5
Không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông
10 - 12 triệu đồng
Điểm a khoản 7 Điều 5
Xe máy
Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”
100.000 - 200.000 đồng
Điểm c khoản 1 Điều 6
Không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông
Sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh và việc đổi tên sau sáp nhập là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây là thông tin về thủ tục đổi tên đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh từ 01/7/2025.
Hiện Bộ Nội vụ đã trình phương án sáp nhập các tỉnh, thành. Dự kiến, nếu được thông qua, cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 01/7/2025; 01/9/2025 cấp tỉnh mới chính thức hoạt động. Vậy khi sáp nhập ĐVHC những loại giấy tờ nào phải thực hiện cấp đổi lại?
Các nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập tỉnh thành luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam sẽ thông tin về thời điểm cấp huyện dừng hoạt động.
Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, thông tin trong giấy tờ tùy thân cũ của nhân dân không còn khớp với địa chỉ mới. Do vậy, vấn đề "sáp nhập tỉnh xã có cần đổi giấy tờ tùy thân không" đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay.
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã đề xuất thay đổi tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Trong đó, không còn chính quyền địa phương của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn.
Năm 1975, Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, hiện Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cùng LuatVietnam nhìn lại những lần sáp nhập và chia tách tỉnh, thành ở Việt Nam ngay trong bài viết dưới đây.
Khi chuyển hộ khẩu đi nơi khác, người dân thường chỉ nghĩ đến thay đổi Căn cước công dân, thay đổi thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội… Ít ai biết rằng, khi chuyển hộ khẩu cũng bắt buộc phải làm lại đăng ký xe.
Thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh là quyền của công dân được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, không phải lúc nào người dân cũng được phép thay đổi họ, tên của mình. Và thủ tục thay đổi họ, tên được tiến hành như nào thì không phải ai cũng biết.
Không chỉ các phương tiện tham gia giao thông có nguy cơ bị xử phạt vi phạm giao thông mà người đi bộ nếu không chú ý cũng bị phạt. Tuy nhiên, mức phạt đối với người đi bộ vi phạm giao thông hiện nay không cao.
Để chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác, công dân cần đáp ứng các điều kiện nhập hộ khẩu. Tuy nhiên, không phải tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước đều quy định điều kiện nhập hộ khẩu giống nhau.