Sắp tới, Thủ Đức và Phú Quốc sẽ chính thức “lên” thành phố. Do đó, nhiều thông tin liên quan trên giấy tờ của người dân… sẽ không còn phù hợp. Vậy, người dân cần đi đổi những giấy tờ gì để thuận tiện cho các giao dịch sau này?
Khi nào Thủ Đức, Phú Quốc lên thành phố?
Tại Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021.
Tương tự, tại Nghị quyết 1109/NQ-UBTVQH14 quy định việc thành lập thành phố Phú Quốc thì Việt Nam sẽ có thành phố đảo từ 01/01/2021.
Có nghĩa là chỉ còn vài ngày nữa Việt Nam sẽ có thành phố đảo và thành phố trong thành phố đầu tiên. Ngoài những thuận lợi, việc “lên” thành phố cũng khiến nhiều người dân sống ở 02 địa phương này băn khoăn việc thay đổi giấy tờ khi thay đổi đơn vị hành chính.
Phú Quốc, Thủ Đức: Thay đổi đơn vị hành chính phải đổi giấy tờ gì? (Ảnh minh họa)
Khi Thủ Đức, Phú Quốc lên thành phố, người dân cần đổi giấy tờ gì?
Khi Phú Quốc, Thủ Đức từ quận, huyện lên thành phố, các loại giấy tờ có thông tin về địa chỉ có nguy cơ phải đi đổi, gồm:
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
- Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;
- Giấy phép lái xe;
- Hộ chiếu;
- Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH);
- Đăng ký kinh doanh…
Tuy nhiên, không phải loại giấy tờ nào nêu trên cũng cần đi đổi ngay. Cụ thể:
- Cũng giống như khi thay đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân, người dân không cần đi đổi mà được sử dụng các thẻ này cho đến khi hết thời hạn. Ngoài ra, theo Bộ Công an, sẽ cấp Căn cước công dân gắn chip trong tháng 01/2021. Vì thế, người dân 02 địa phương này sẽ gặp thuận lợi khi đổi từ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân sang Căn cước công dân gắn chip mới.
3. Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.
3. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.
…
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Như vậy, người dân cũng không cần “sốt sắng” đi đổi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú ngay mà có thể tiếp tục dùng. Khi nào có sự thay đổi thông tin trong Sổ thì mới phải tiến hành đi điều chỉnh thông tin.
- Giấy phép lái xe: Trong các trường hợp cấp đổi, cấp lại bằng lái xe theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, không quy định việc cấp đổi, cấp lại khi thay đổi thông tin đơn vị hành chính… Vì vậy, khi Thủ Đức, Phú Quốc lên thành phố, người dân không cần đi đổi giấy tờ này.
Dự kiến từ 01/7/2025, đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp sẽ chính thức hoạt động. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietna thông tin về số lượng ĐVHC cấp xã sau sắp xếp của một số tỉnh, thành.
Văn phòng Chính phủ mới đưa ra các chỉ đạo quan trọng về việc cắt giảm thủ tục hành chính và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID. Theo đó, sẽ có thay đổi lớn trên VNeID trong thời gian tới. Xem chi tiết tại bài viết dưới đây.
Nếu bạn quan tâm về các văn bản pháp luật nào được sửa đổi khi sáp nhập tỉnh thành, hãy theo dõi bài viết để nắm được chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Hiện nay, rất nhiều người hiểu lầm quy định "bỏ công chứng giấy tờ" đồng nghĩa với việc khi mua bán nhà đất, các bên cũng không cần công chứng hợp đồng, giao dịch. Vậy cách hiểu này liệu đã đúng?