Khi nào tích hợp thẻ BHYT, bằng lái xe vào CCCD gắn chip?

Thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip ra đời được hứa hẹn có nhiều ưu điểm như bảo mật cao, tích hợp nhiều loại giấy tờ. Vì thế, một vấn đề người dân thường xuyên thắc mắc đó là khi nào tích hợp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), bằng lái xe vào CCCD gắn chip?

Căn cước công dân gắn chip được tích hợp các loại giấy tờ gì?

Tại Quyết định 1368/QĐ-TTg năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân, nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân thống nhất trên toàn quốc, thực hiện thu nhận và quản lý dữ liệu đăng ký Căn cước công dân tự động trên cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất…

Ngay sau đó, tháng 10/2020, tại Công văn 8393/VPCP-NC, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của bộ, ngành, địa phương mình vào chip điện tử trên thẻ Căn cước công dân, thúc đẩy việc sử dụng thẻ Căn cước công dân đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai tích hợp ứng dụng, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân trong các lĩnh vực công tác; xây dựng các ứng dụng nền tảng để đưa vào chip trước khi cấp Căn cước công dân cho công dân.

Tháng 12/2020, tại Thông báo 395/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao các bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp với Bộ Công an tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và tiết kiệm cho bộ máy nhà nước. Giao Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẩn trương phối hợp cùng với Bộ Công an đồng bộ hóa dữ liệu và tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước công dân.

Đồng thời, giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng các hướng dẫn, cơ chế khuyến khích một số dịch vụ không phải do nhà nước cung cấp cũng có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân và dữ liệu tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp dịch vụ.

Như vậy, cho đến nay, chỉ có các thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được “chỉ mặt đặt tên” là chắc chắn được tích hợp vào CCCD gắn chip. Các thông tin khác có được tích hợp vào hay không thì cần phải đợi các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát, tổng hợp.

khi nao tich hop cac giay to vao cccd gan chip
Khi nào tích hợp các giấy tờ vào CCCD gắn chip? (Ảnh minh họa)

Khi nào tích hợp các giấy tờ khác vào CCCD gắn chip?

Như đã phân tích ở trên, việc tích hợp gì vào CCCD gắn chip vẫn đang trong quá trình xem xét, nghiên cứu.

Từ 01/4/2021 tới đây, sẽ cấp thẻ BHYT mẫu mới, vì thế, nhiều độc giả gửi câu hỏi về LuatVietnam thắc mắc: Tại sao không tích hợp luôn mã số thẻ BHYT vào căn cước công dân có gắn chip để giảm phiền hà, đơn giản hóa thủ tục hành chính mà lại tiến hành đổi thẻ BHYT?

Về vấn đề này, đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: Hiện người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh ngoài việc xuất trình thẻ BHYT còn phải xuất trình Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân để xác nhận. Do đó, việc tích hợp mã số thẻ BHYT và cả mã số BHXH vào Căn cước công dân có gắn chip sẽ tạo thuận lợi cho người dân chỉ cần xuất trình 01 thủ tục giấy tờ.

Tuy nhiên, muốn làm được việc này thì trước tiên phải sửa Luật. Cụ thể là thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ đề xuất vấn đề tích hợp này vào việc sửa đổi Luật BHXH và Luật BHYT. Sau đó sẽ cần có lộ trình tích hợp dữ liệu mã số BHYT vào mã số CCCD, khi hoàn thành thì người dân chỉ cần xuất trình CCCD có gắn chip để các cơ sở khám chữa bệnh tra cứu trên hệ thống, qua đó sẽ giảm phiền hà cho người dân.

Trong khi chờ đợi thẻ BHYT, BHXH tích hợp vào CCCD gắn chip, người dân 10 tỉnh sau có thể sử dụng ứng dụng BHXH số - VssID, trong đó tích hợp thẻ BHYT điện tử để sử dụng: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum.

Trong tương lai, người dân chỉ cần cài ứng dụng VssID sẽ có thông tin BHYT, khi đi khám chữa bệnh không cần mang thẻ giấy.

Tương tự như thông tin BHYT, BHXH, các giấy tờ khác sau khi được “chốt” tích hợp vào CCCD gắn chip sẽ cần có lộ trình để được tích hợp vào thẻ. Hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền chưa có thông tin về thời gian tích hợp các giấy tờ, thông tin lên thẻ CCCD gắn chip.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900. 6192 để được hỗ trợ.

>> Căn cước công dân gắn chip thay thế những giấy tờ gì?

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?