Thủ tục khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân thực hiện thế nào?

Nếu gặp vướng mắc khi thực hiện thủ tục khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân, bạn cần đọc ngay bài viết này để nắm được quy định của pháp luật có liên quan.

Quy định về khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân

Theo khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Trường hợp đã chấm dứt hôn nhân nhưng con sinh được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm ly hôn thì cũng được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân và là con chung.

Dựa vào quy định trên, dù trên thực tế đứa trẻ là con riêng thì khi đăng ký khai sinh cũng được xác định là con chung của hai vợ chồng. Do đó, thủ tục khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân không khác gì thủ tục khai sinh thông thường.

Họ, chữ đệm, tên của người chồng sẽ được ghi vào giấy khai sinh ở mục họ, chữ đệm, tên người cha. Từ đó xác lập các quyền và nghĩa vụ giữa cha và con, ví dụ như nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, cấp dưỡng hay các quyền về thừa kế...

Nếu không có thỏa thuận trong tờ khai đăng ký khai sinh thì họ của đứa trẻ thường sẽ theo họ người chồng. Hai vợ chồng có thể ghi thỏa thuận trong tờ khai để đứa trẻ mang họ mẹ.

Khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân không có tên cha?

Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình đã chỉ rõ con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng, tuy nhiên vẫn có cách để khai sinh cho con riêng của vợ mà không có tên cha.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 88, khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình, người chồng có thể yêu cầu Tòa án xác định đứa con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con mình.

Thủ tục từ chối nhận con thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

- Đơn yêu cầu không công nhận con.

- Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu trên: Xét nghiệm ADN, chứng cứ khác…

Khoản b Điều 5 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn về chứng cứ chứng minh không phải cha con như sau:

b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêu cầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.

- Giấy tờ tuỳ thân còn giá trị sử dụng: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu, giấy đăng ký kết hôn của vợ chồng, bản án (quyết định) ly hôn nếu có…

Cơ quan giải quyết: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người gửi yêu cầu thường trú hoặc tạm trú.

Mẫu đơn từ chối nhận con

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(v/v: …………………………………..)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: ........................

Địa chỉ:.........................................................................

Số điện thoại (nếu có): …………………; Fax (nếu có):......

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): .......................................

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân........ việc như sau:

- Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: ..................

.......................................................................................

- Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:.....................

- Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:........................................................................

- Các thông tin khác (nếu có):..........................................

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:

1. ....................................................................................

2. ....................................................................................

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

………., ngày......tháng......năm …
NGƯỜI YÊU CẦU

Trên đây là các thông tin về thủ tục khai sinh cho con riêng trong thời kỳ hôn nhân. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192  để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.

Giấy khai sinh không có mã số định danh, tra mã này ở đâu?

Giấy khai sinh không có mã số định danh, tra mã này ở đâu?

Giấy khai sinh không có mã số định danh, tra mã này ở đâu?

Những năm gần đây, trên giấy khai sinh của trẻ em thường được ghi mã số định danh cá nhân. Tuy nhiên cũng có trường hợp trên giấy khai sinh không có. Nếu thắc mắc giấy khai sinh không có mã số định danh thì tra ở đâu, hãy đọc ngay bài viết này để được giải đáp.