Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kết luận 118-KL/TW 2025 điều chỉnh Chỉ thị 35-CT/TW 2024 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kết luận 118-KL/TW
Cơ quan ban hành: | Bộ Chính trị | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 118-KL/TW | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kết luận | Người ký: | Trần Cẩm Tú |
Ngày ban hành: | 18/01/2025 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Kết luận 118-KL/TW
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 118-KL/TW | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ___________________________ Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2025 |
KẾT LUẬN
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung
Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII
về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIV của Đảng
_____________
Xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương (Tờ trình số 224-TTr/BTCTW, ngày 09/01/2025 và Báo cáo số 60-BC/BTCTW, ngày 16/01/2025), Bộ Chính trị thống nhất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khoá XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Chỉ thị số 35) để thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, cụ thể như sau:
1. Lược bỏ quy định về số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư và số lượng đại biểu dự đại hội cấp trên của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, đảng bộ khối các cơ quan, doanh nghiệp tỉnh, thành phố nêu tại Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị.
2. Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị
2.1. Cơ cấu, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư của 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương
(1) Đảng bộ các cơ quan đảng Trung ương
- Số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 39.
- Số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 17; định hướng cơ cấu gồm các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư là Bí thư Đảng ủy; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; bí thư đảng ủy các ban, cơ quan đảng Trung ương (Tổ chức; Ủy ban Kiểm tra; Tuyên giáo và Dân vận; Nội chính; Chính sách, chiến lược; Văn phòng), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, 1 lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao, 1 lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; 2-3 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.
- Số lượng phó bí thư: 1 phó bí thư thường trực đảng ủy và 2 - 3 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.
(2) Đảng bộ Chính phủ
- Số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 61.
- Số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 17; định hướng cơ cấu gồm các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ là Bí thư Đảng ủy; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; các Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ; Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổng Thanh tra Chính phủ; 2-3 phó bí thư đảng ủy chuyên trách; một số cơ cấu khác do Đảng ủy Chính phủ đề xuất.
- Số lượng phó bí thư: 1 phó bí thư thường trực đảng ủy và 2 - 3 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.
(3) Đảng bộ Quốc hội
- Số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 39.
- Số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 19; định hướng cơ cấu gồm các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội là Bí thư Đảng ủy; Ủy viên Bộ Chính trị hoặc ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; các Phó Chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Kiểm toán Nhà nước; 2-3 phó bí thư đảng ủy chuyên trách; một số cơ cấu khác do Đảng ủy Quốc hội đề xuất.
- Số lượng phó bí thư: 1 phó bí thư thường trực đảng ủy và 2 - 3 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.
(4) Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
- Số lượng ủy viên ban chấp hành không quá 45.
- Số lượng ủy viên ban thường vụ không quá 15; định hướng cơ cấu gồm các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Bí thư Đảng ủy; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội; 2-3 phó bí thư đảng ủy chuyên trách; cơ cấu khác do Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương đề xuất.
- Số lượng phó bí thư: 1 phó bí thư thường trực đảng ủy và 2 - 3 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.
(5) Bộ Chính trị chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của các đảng ủy trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(6) Ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương quyết định thành lập tổ chức đảng các cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng ủy và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
2.2. Số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư nhiệm kỳ 2025 - 2030 của các đảng bộ trực thuộc 4 đảng bộ Trung ương
(1) Số lượng
- Số lượng ủy viên ban chấp hành: Đảng bộ cơ sở không quá 23, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở từ 25-33.
- Số lượng ủy viên ban thường vụ: Đảng bộ cơ sở không quá 7, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở từ 7 - 11.
Định hướng cơ cấu như sau:
+ Đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Văn phòng Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, gồm: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị là bí thư đảng ủy; các cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị (trong đó, 1 đồng chí là phó bí thư thường trực đảng ủy); 1 phó bí thư đảng ủy chuyên trách (nếu có); người đứng đầu cơ quan tổ chức cán bộ (nếu có chức danh này); người đứng đầu một số đơn vị trực thuộc do đảng ủy xem xét, quyết định cơ cấu cụ thể.
+ Đối với ban đảng Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, gồm: 1 cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là bí thư đảng ủy; 1 cấp phó của người đứng đầu là phó bí thư thường trực đảng ủy; 1 phó bí thư đảng ủy chuyên trách (nếu có); người đứng đầu một số đơn vị trực thuộc do đảng ủy xem xét, quyết định cơ cấu cụ thể.
+ Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, hội quần chúng ở Trung ương do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, gồm: Người đứng đầu là bí thư đảng ủy; các cấp phó của người đứng đầu là đảng viên (trong đó, 1 đồng chí là phó bí thư thường trực đảng ủy); 1 phó bí thư đảng ủy chuyên trách (nếu có); người đứng đầu cơ quan (hoặc người phụ trách) tổ chức cán bộ (là đảng viên); người đứng đầu một số đơn vị trực thuộc do đảng ủy xem xét, quyết định cơ cấu cụ thể.
+ Đối với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Bí thư thứ nhất là bí thư đảng ủy; Bí thư Thường trực là phó bí thư thường trực đảng ủy; các Bí thư Trung ương Đoàn; 1 phó bí thư đảng ủy chuyên trách; Trưởng Ban Tổ chức - Kiểm tra.
- Số lượng phó bí thư: Đảng bộ cơ sở có 1 phó bí thư thường trực đảng ủy; đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở, đảng bộ cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở có 1 phó bí thư thường trực đảng ủy và 1 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.
- Đối với các đảng bộ thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển giao nhiệm vụ, nhân sự thì số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư cấp ủy có thể nhiều hơn số lượng nêu trên nhưng tối đa không quá tổng số lượng hiện có của các đảng bộ trước khi hợp nhất, sáp nhập và chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày thành lập đảng bộ mới thì số lượng phải thực hiện theo quy định.
(2) Đối với các đảng bộ ban, cơ quan đảng Trung ương; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Hội đồng Dân tộc, các ủy ban, cơ quan của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, hội quần chúng ở Trung ương do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (những nơi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới, kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng, đảng đoàn để lập đảng bộ mới) thì ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030.
2.3. Số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, phó bí thư nhiệm kỳ 2025 - 2030 của 2 đảng bộ trực thuộc đảng bộ tỉnh, thành phố và các đảng bộ (chi bộ) cơ sở trực thuộc
(1) Đảng bộ các cơ quan đảng tỉnh, thành phố:
- Số lượng ủy viên ban chấp hành: Các tỉnh, thành phố không quá 27; thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không quá 33.
- Số lượng ủy viên ban thường vụ:
+ Các tỉnh, thành phố không quá 9; định hướng cơ cấu như sau: Phó bí thư thường trực tỉnh ủy, thành ủy là bí thư đảng ủy; 1 ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là phó bí thư thường trực đảng ủy; 1 phó bí thư đảng ủy chuyên trách (có thể cơ cấu tham gia ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố do ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh quyết định); 1 đồng chí trong thường trực hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố; chánh văn phòng tỉnh ủy, thành ủy; lựa chọn 4 trong 5 lãnh đạo cấp phó của các cơ quan, đơn vị: Ban tổ chức, ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo và dân vận, ban nội chính, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trong đó cơ quan, đơn vị mà có đồng chí ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy giữ chức phó bí thư thường trực thì không giới thiệu nhân sự tham gia ủy viên ban thường vụ đảng ủy).
+ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không quá 11; ngoài cơ cấu như các tỉnh ủy, thành ủy thì bố trí đồng chí phó bí thư thành ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân thành phố làm phó bí thư đảng ủy và cơ cấu còn lại do ban thường vụ thành ủy xem xét, quyết định.
- Số lượng phó bí thư: Các tỉnh, thành phố có 1 phó bí thư thường trực đảng ủy và 1 phó bí thư đảng ủy chuyên trách; thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 phó bí thư đảng ủy (trong đó có 1 đồng chí là phó bí thư thành ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân thành phố) và 1 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.
(2) Đảng bộ ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:
- Số lượng ủy viên ban chấp hành: Các tỉnh, thành phố không quá 27; thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không quá 33.
- Số lượng ủy viên ban thường vụ: Các tỉnh, thành phố không quá 9; thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không quá 11.
Định hướng cơ cấu như sau: Phó bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố là bí thư đảng ủy; ủy viên ban thường vụ, phó chủ tịch thường trực ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố là phó bí thư thường trực đảng ủy; các phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; giám đốc sở nội vụ; chánh văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; 1-2 phó bí thư đảng ủy chuyên trách (trong đó có thể cơ cấu 1 đồng chí tham gia ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố do ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh quyết định); cơ cấu còn lại do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định.
- Số lượng phó bí thư: 1 phó bí thư thường trực đảng ủy và 1 - 2 phó bí thư đảng ủy chuyên trách.
(3) Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy các cơ quan đảng và đảng ủy ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(4) Ban thường vụ đảng ủy các cơ quan đảng và ban thường vụ đảng ủy ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập tổ chức đảng các cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng ủy và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lưu ý: Ngoài 2 đảng bộ trực thuộc cấp tỉnh nêu trên và các đảng bộ quân đội, công an, biên phòng theo quy định thì không lập các đảng bộ khác trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy. Không lập các đảng bộ cơ sở (tương tự như nêu tại Mục 2.3) trực thuộc cấp ủy cấp huyện.
(5) Về số lượng ban chấp hành, ban thường vụ nhiệm kỳ 2025 - 2030 của các đảng bộ (chi bộ) cơ sở trực thuộc 2 đảng bộ trực thuộc cấp tỉnh, giao ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy căn cứ Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị và các quy định liên quan để hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền (định hướng cơ cấu ban thường vụ cấp ủy tương ứng như nêu tại Điểm (1), Mục 2.2).
2.4. Số lượng ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030
Số lượng ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện theo Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị khoá XIII.
Giao ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện xác định cơ cấu ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện ngoài cơ cấu “cứng” nêu tại Chỉ thị số 35 bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn đội ngũ cán bộ của địa phương.
2.5. Số lượng, cơ cấu ban thường vụ cấp ủy cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030
Số lượng ban thường vụ cấp ủy cấp xã từ 5 - 7 đồng chí. Định hướng cơ cấu ban thường vụ ngoài các chức danh nêu tại Chỉ thị số 35 thì bổ sung thêm chức danh phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.
Giao ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét, quyết định cụ thể số lượng, cơ cấu ban thường vụ cấp ủy cấp xã bảo đảm phù hợp với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của địa phương.
2.6. Việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030 đối với các đảng bộ (chi bộ) kết thúc hoạt động, thành lập mới, hợp nhất, sáp nhập và các tổ chức đảng trực thuộc
(1) Đối với các đảng bộ (chi bộ) dự kiến kết thúc hoạt động thì không tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(2) Đối với các đảng bộ (chi bộ) thành lập mới, hợp nhất, sáp nhập:
- 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương và các tổ chức đảng cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng ủy; các đảng bộ trực thuộc 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương (đối với những nơi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới, kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng, đảng đoàn để lập đảng bộ mới); 2 đảng bộ trực thuộc cấp tỉnh và các tổ chức đảng cơ quan tham mưu, giúp việc của đảng ủy; các đảng bộ (chi bộ) trực thuộc 2 đảng bộ trực thuộc cấp tỉnh (đối với những nơi hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới, kết thúc hoạt động của ban cán sự đảng, đảng đoàn để lập đảng bộ mới) tiến hành đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030 với 2 nội dung: (i) Tổng kết việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ (chi bộ) nhiệm kỳ 2020 - 2025 (nếu có) và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030. (ii) Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp (không bầu cấp ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030 và đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp).
- Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cấp ủy nhiệm kỳ 2025 - 2030; phân bổ số lượng và chỉ định đại biểu của các đảng bộ (chi bộ) này dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp.
- Số lượng đại biểu đại hội: (i) 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương từ 250 đến 450 đại biểu. (ii) Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 300 đại biểu. (iii) Đảng bộ cơ sở có dưới 200 đảng viên tiến hành đại hội đảng viên, có từ 200 đảng viên trở lên tiến hành đại hội đại biểu. Trường hợp có dưới 200 đảng viên nếu có khó khăn về điều kiện tổ chức đại hội đảng viên và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì tổ chức đại hội đại biểu; số lượng đại biểu do cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
(3) Các đảng bộ (chi bộ) không thuộc diện phải kết thúc hoạt động, thành lập mới, hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức đại hội theo Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị.
2.7. Về thời điểm dừng bổ sung cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025
Dừng bổ sung cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 trước 3 tháng tính đến thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội đảng bộ ở mỗi cấp (cấp tỉnh trước ngày 01/7/2025, cấp huyện trước ngày 01/4/2025).
3. Tổ chức thực hiện
Các cấp ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận của Bộ Chính trị; quá trình thực hiện nếu có phát sinh, kịp thời báo cáo Bộ Chính trị (qua Ban Tổ chức Trung ương) để xem xét theo quy định.
Nơi nhận: - Các tỉnh ủy, thành ủy, - Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, - Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương, - Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, - Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, - Lưu Văn phòng Trung ương Đảng. | T/M BỘ CHÍNH TRỊ
Trần Cẩm Tú |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây