Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 184/KH-UBTVQH14 2017 triển khai thực hiện chương trình giám sát
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 184/KH-UBTVQH14
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 184/KH-UBTVQH14 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Đỗ Bá Tỵ |
Ngày ban hành: | 13/09/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Kế hoạch 184/KH-UBTVQH14
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN THƯỜNG VỤ Số: 184/KH-UBTVQH14 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NĂM 2018
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 35/2017/QH14 ngày 12/6/2017 về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2018, Nghị quyết số 412/2017/UBTVQH14 ngày 24/7/2017 về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2018 và tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2018.
I. MỤC ĐÍCH
Tạo sự thống nhất, chủ động trong việc triển khai thực hiện của các cơ quan đối với chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
Các cơ quan căn cứ theo sự phân công, tích cực triển khai công việc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, bám sát thời gian và tiến độ để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.
II. VỀ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Đối với các báo cáo trình Quốc hội tại các kỳ họp
1.1 Ủy ban Kinh tế:
- Chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2018, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 5/2018 và hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5;
- Chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 10/2018 và hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
1.2 Ủy ban Tài chính, Ngân sách:
- Chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra báo cáo bổ sung của Chính phủ về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2017 và những tháng đầu năm 2018, báo cáo của Chính phủ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2018 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5;
- Chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước năm 2018, báo cáo công tác năm 2018 của Kiểm toán nhà nước, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 10/2018 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
1.3 Ủy ban Pháp luật:
- Chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra báo cáo công tác năm 2018 của Chính phủ; các báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2018 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
1.4 Ủy ban Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra báo cáo công tác năm 2018 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2018 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
1.5 Ủy ban về các vấn đề Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2017 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2018 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.
1.6. Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
- Xây dựng báo cáo công tác năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6;
- Tổng hợp đề xuất của các cơ quan của Quốc hội về kết quả giám sát vấn đề bức xúc, nổi lên trong lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, lựa chọn trình Quốc hội xem xét (tại phiên họp tháng 5 và tháng 9/2018) và hoàn thiện Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và thứ 6 (nếu có).
1.7 Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội:
- Xây dựng báo cáo công tác năm 2018 của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6;
- Thẩm tra về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách để tham gia ý kiến vào Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội, Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thẩm tra các báo cáo có liên quan theo quy định của pháp luật để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi đến đại biểu Quốc hội.
2. Đối với hoạt động giám sát chuyên đề
2.1 Ủy ban Kinh tế chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát của Quốc hội về nội dung chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016” theo kế hoạch chi tiết của Đoàn giám sát.
2.2 Ủy ban Tài chính, Ngân sách chủ trì, phối hợp vơi Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội giúp Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016” theo kế hoạch chi tiết của Đoàn giám sát.
2.3 Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội có trách nhiệm tham gia ý kiến đóng góp về nội dung chuyên đề giám sát; tạo điều kiện để các vị đại biểu Quốc hội là thành viên Hội đồng, Ủy ban trong thành phần Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia đầy đủ các hoạt động của Đoàn giám sát.
2.4 Các Đoàn đại biểu Quốc hội cử đại biểu Quốc hội tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại địa phương hoặc tổ chức giám sát tại địa phương theo yêu cầu cụ thể của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2.5 Các vị đại biểu Quốc hội chủ động nghiên cứu, khảo sát, nắm tình hình thực tế về các chuyên đề giám sát, dành thời gian tham gia đầy đủ hoạt động của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi được mời tham gia.
2.6 Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan: giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng dự thảo Nghị quyết về danh sách Ủy viên Đoàn giám sát của Quốc hội, thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành lập các Tổ giúp việc Đoàn giám sát; tham mưu, phục vụ Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình, kế hoạch, công tác đảm bảo; tham mưu, tổng hợp, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều hòa kế hoạch giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
3. Đối với hoạt động chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn
Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì tham mưu, phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội: nghiên cứu, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn; tổ chức hoạt động chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, thứ 6 của Quốc hội và tại phiên họp tháng 3, tháng 8/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
4. Đối với việc xem xét thực hiện nghị quyết, kiến nghị giám sát
- Tổng Thư ký Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch triển khai giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn, giám sát chuyên đề (trước tháng 4/2018);
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ và Kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức thẩm tra các báo cáo có liên quan theo quy định của pháp luật để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi đến Tổng Thư ký Quốc hội để xây dựng báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng hợp nội dung thẩm tra.
Tổng Thư ký Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về báo cáo của các thành viên Chính phủ, báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và những người bị chất vấn khác về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và giám sát chuyên đề tại kỳ họp, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn tại phiên họp (báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2018 và hoàn thiện văn bản trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6).
- Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, tiến hành tập hợp, tổng hợp và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tại phiên họp tháng 5 và tháng 10/2018; giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Báo cáo về kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 và thứ 6; tham mưu, phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giúp Quốc hội ra Nghị quyết về vấn đề được kiến nghị (nếu có).
5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn; giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân
Ban Công tác đại biểu chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan hữu quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị thủ tục, các bước theo quy trình để lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6; giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua xem xét việc ban hành nghị quyết, báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
6. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
Ban Dân nguyện chủ trì, phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan hữu quan giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, cho ý kiến tại phiên họp tháng 5/2018 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, cho ý kiến tại phiên họp tháng 10/2018 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 10/2018.
III. VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU HÒA, PHỐI HỢP, BÁO CÁO, TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
1. Công tác điều hòa, phối hợp
1.1 Điều hòa hoạt động giám sát chuyên đề:
Chậm nhất là ngày 30/10/2017, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành xây dựng chương trình giám sát năm 2018 và dự kiến kế hoạch giám sát cụ thể trong từng tháng của năm 2018, gửi đến Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều hòa chung;
Chậm nhất là ngày 30/11/2017, Tổng Thư ký Quốc hội thông báo kế hoạch giám sát của các đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đến các cơ quan hữu quan, các địa phương để phục vụ công tác, theo dõi thực hiện, làm cơ sở giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều hòa các đoàn công tác phát sinh trong năm 2018.
1.2 Điều hòa hoạt động giải trình:
Chậm nhất là ngày 20/12/2017 và 20/6/2018, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động giải trình, báo cáo (nếu có) tại Hội đồng, Ủy ban, Ban và gửi đến Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều hòa chung.
2. Công tác báo cáo tổng hợp
- Chậm nhất là ngày 25 hàng tháng, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi báo cáo về kết quả hoạt động giám sát trong tháng kèm theo tập hợp các kiến nghị giám sát (nếu có) và dự kiến kế hoạch giám sát của tháng tiếp theo (nêu rõ nội dung, thời gian, thành phần, địa điểm tiến hành giám sát) đến Văn phòng Quốc hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thông báo đến các cơ quan hữu quan.
- Chậm nhất là ngày 30/01/2019, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội gửi báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện chương trình giám sát năm 2018 đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị báo cáo tổng hợp về hoạt động giám sát trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2018; các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Ban, Viện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chịu sự giám sát, các cơ quan, tổ chức hữu quan và các địa phương căn cứ Kế hoạch này để thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |