BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HĐND HUYỆN, QUẬN, PHƯỜNG ------------------- Số: 06/KH-BCĐTĐKTCHĐND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT BƯỚC 2 THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, PHƯỜNG
Căn cứ Quyết định số 1682/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII giai đoạn 2011 - 2014;
Để chuẩn bị báo cáo Chính phủ, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Bộ Chính trị về kết quả thực hiện chủ trương thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trong quý II năm 2012;
Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo Trung ương) hướng dẫn kế hoạch tổng kết bước 2 thực hiện thí điểm như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tổng kết bước 2 kết quả thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cả về lý luận và thực tiễn:
a) Đánh giá việc thực hiện chủ trương thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII;
b) Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp năm 1992 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp phù hợp với tình hình mới.
2. Yêu cầu
a) Bám sát các mục tiêu, quan điểm và nội dung của Đề án thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường đã được Chính phủ trình tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII; Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII, các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan đến thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
b) Gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch của Chính phủ về việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 ban hành kèm theo Quyết định số 1694/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;
c) Việc tổng kết bước 2 phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm tỉnh, thành phố, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được lựa chọn thí điểm (gọi chung là các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm);
d) Bảo đảm tính khách quan trong việc tổng kết thí điểm; có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân; các số liệu cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2011.
II. NỘI DUNG TỔNG KẾT
1. Sự chỉ đạo, tổ chức triển khai và công tác tuyên truyền, phổ biến của các cấp, các ngành về việc thực hiện chủ trương thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
2. Thực hiện quyền đại diện và quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
3. Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được điều chỉnh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thí điểm theo Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH11 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
4. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường và tính thống nhất, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nước các cấp khi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
5. Thực hiện cơ chế Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch và các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm.
6. Thực hiện giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
7. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và cung cấp các dịch vụ công cho doanh nghiệp, tổ chức, công dân trên địa bàn huyện, quận, phường trong thời gian thực hiện thí điểm.
8. Việc thực hiện thí điểm Bí
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Phân công trách nhiệm tổng kết bước 2
a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm có trách nhiệm tổng kết bước 2 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trong phạm vi địa phương theo các nội dung đã nêu ở phần II của Kế hoạch này; xây dựng Báo cáo tổng kết bước 2 của địa phương (dựa trên Đề cương báo cáo Tổng kết bước 2 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường) trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành ủy thông qua trước khi trình Ban Chỉ đạo Trung ương;
b) Các cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương (gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường) căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đánh giá kết quả thực hiện thí điểm theo các nội dung sau:
- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
- Đánh giá những kết quả đạt được, các hạn chế, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp năm 1992, các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.
c) Bộ Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan có liên quan, các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm triển khai tổng kết bước 2 thực hiện thí điểm;
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo của các cơ quan, các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm; xây dựng Báo cáo tổng kết bước 2 thực hiện thí điểm trình Ban Chỉ đạo Trung ương.
2. Phân công xây dựng báo cáo chuyên đề
a) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Chuyên đề tổng kết vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc tham gia giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, quận nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
b) Tòa
Chuyên đề tổng kết việc giới thiệu bầu và đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân huyện, quận nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận;
c) Bộ Nội vụ
- Báo cáo tổng kết hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước các cấp tại những nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
- Phối hợp với Viện Nghiên cứu dư luận xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo kết quả điều tra thăm dò dư luận xã hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.
d) Bộ Tư pháp
Chuyên đề tổng kết việc thực hiện quyền đại diện và quyền làm chủ của nhân dân tại địa bàn huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; nghiên cứu cơ chế bảo đảm thực hiện quyền đại diện và quyền làm chủ của nhân dân trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
đ) Bộ Tài chính
Chuyên đề tổng kết công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chuyên đề tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội và cung cấp các dịch vụ công cho doanh nghiệp, tổ chức, công dân trên địa bàn nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
g) Đề nghị Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giúp Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Báo cáo chuyên đề tổng kết hoạt động tiếp xúc cử tri và hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện, quận nơi thực hiện thí điểm;
h) Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường thành phố Hồ Chí Minh
- Về bố cục, nội dung báo cáo chuyên đề
Đề nghị Báo cáo chuyên đề cần tập trung các nội dung sau:
+ Cơ sở lý luận;
+ Thực trạng tổ chức thực hiện;
+ Phương hướng và các giải pháp đổi mới;
+ Các đề xuất, kiến nghị (trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan có liên quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công tại điểm 1, 2 Phần III Kế hoạch này gửi Báo cáo tổng kết bước 2 và Báo cáo chuyên đề về Ban Chỉ đạo Trung ương (qua Bộ Nội vụ) trước ngày 15 tháng 3 năm 2012.
2. Ban Chỉ đạo Trung ương tiến hành kiểm tra việc thực hiện thí điểm tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian: Tháng 02 và tháng 3 năm 2012.
3. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác thông tin việc tổng kết bước 2 thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường của các cơ quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; phản ánh kịp thời các ý kiến đóng góp và những kiến nghị, đề xuất của nhân dân liên quan đến việc thực hiện thí điểm.
4. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ giúp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai thực hiện Kế hoạch này; đôn đốc các cơ quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết và xây dựng Báo cáo tổng kết bước 2 đảm bảo tiến độ./.
| KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |