3 trường hợp im lặng là đồng ý theo Luật

Thường thì im lặng có nghĩa là đồng ý tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp. Có thể thấy, theo quy định của pháp luật thì chỉ có 03 trường hợp im lặng là đồng ý phổ biến sau đây:

1. Trong giao kết hợp đồng

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết khi các bên có sự thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên (khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015).

Trong đó, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

Còn lại, sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Lưu ý, trong thực tiễn xét xử, sự im lặng đồng nghĩa với chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố:

- Bên nhận đề nghị giao kết im lặng nhưng đã thực hiện một phần nghĩa vụ của hợp đồng;

- Biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không có phản đối;

- Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.

im lặng là đồng ý theo Luật

03 trường hợp im lặng là đồng ý theo Luật (Ảnh minh họa)

2. Khi đăng ký nội quy lao động

Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Theo Điều 28 Nghị định 05/2015, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

Khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động.

Nếu nội quy lao động có nội dung trái với pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.

Trường hợp không có ý kiến gì thì nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.

Như vậy, nếu sau 15 ngày gửi hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội im lặng, không có ý kiến gì thì nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực.

3. Trong các thủ tục hành chính về đầu tư

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định, quá thời hạn mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình (khoản 4 Điều 6 Nghị định 118/2015).

Cụ thể như, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan đăng ký đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền được gửi hồ sơ để lấy ý kiến phải có ý kiến về những nội dung điều chỉnh của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (khoản 1 Điều 34 Nghị định 118/2015).

Quá thời hạn trên mà các cơ quan không có ý kiến thì được coi là đồng ý với nội dung điều chỉnh thuộc phạm vi quản lý của mình.

>> Im lặng trong giao kết hợp đồng được xem là đồng ý?

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

21 tỉnh, thành nào vừa thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính?

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước. Vừa qua, đã có 21 tỉnh, thành đã được thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.