Hướng dẫn thủ tục tích hợp giấy phép lái xe A1 và B2 vào một

Hiện nay, người dân có thể tích hợp các loại giấy phép lái xe với nhau để thuận tiện khi sử dụng. Bài viết này hướng dẫn cụ thể về thủ tục tích hợp giấy phép lái xe A1 và B2 theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định, giấy phép lái xe được làm bằng vật liệu PET, cấp cho mỗi người bảo đảm duy nhất có 01 số quản lý, dùng chung cho cả giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.

Cá nhân nếu có nhu cầu tích hợp giấy phép lái xe có thể đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe mới hoặc làm thủ tục đổi giấy phép lái xe.

Người đã có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách giấy phép lái xe thì làm thủ tục tách giấy phép lái xe.

Thủ tục tích hợp giấy phép lái xe A1 và B2 thực hiện trong 02 trường hợp như sau:

Hướng dẫn tích hợp giấy phép lái xe A1 và B2
Hướng dẫn tích hợp giấy phép lái xe A1 và B2 (Ảnh minh họa)

Thủ tục tích hợp khi cấp giấy phép lái xe mới

Nếu bạn đã có giấy phép lái xe A1 và chuẩn bị thi lấy giấy phép lái xe B2, khi đăng ký vào đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe B2, chỉ cần điền vào ô đăng ký tích hợp giấy phép lái xe là được.

Sau đó, nếu đủ điều kiện cấp mới giấy phép lái xe B2, giấy phép lái xe A1 của bạn sẽ được tích hợp vào giấy phép lái xe B2 mới cấp.
Hướng dẫn thủ tục tích hợp giấy phép lái xe A1 và B2
Tích hợp giấy phép lái xe A1 và B2 (Ảnh minh họa)

Thủ tục tích hợp khi cấp đổi giấy phép lái xe

Trường hợp đã có riêng 02 loại giấy phép lái xe B1 và B2, bạn có thể tích hợp 02 giấy phép này khi làm thủ tục đổi giấy phép lái xe.

Thủ tục đổi giấy phép lái xe quy định tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, sửa đổi bởi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT như sau:

- Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu;

  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

  • Bản sao giấy phép lái xe và hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải.

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ.

Bước 2: Nộp lệ phí

Lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần theo Thông tư 37/2023/TT-BTC.

Bước 3: Nhận giấy phép lái xe mới

Việc trả giấy phép lái xe được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu.

Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giấy phép lái xe được trả cho đúng cá nhân đổi giấy phép lái xe.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục tích hợp giấy phép lái xe A1 và B2.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?