Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip cho người tạm trú

Từ ngày 01/5/2021, Công an TP.HCM bắt đầu cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip cho người tạm trú. Tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác, người dân tạm trú cũng bắt đầu được cấp CCCD gắn chip (tuy nhiên vẫn ưu tiên cho người thường trú). Vậy, thủ tục làm CCCD cho người tạm trú tiến hành thế nào?

Người tạm trú đến đâu để làm CCCD gắn chip?

Để được làm Căn cước công dân tại nơi tạm trú, người dân có thể đến các điểm tiếp nhận hồ sơ tại Công an quận, huyện hoặc các điểm cấp CCCD lưu động tại nơi tạm trú để được làm thủ tục cấp thẻ.

Người tạm trú cần mang theo giấy tờ gì khi làm CCCD?

Căn cứ: Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA

Khi đi làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú, người dân cần mang theo những giấy tờ sau:

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ (nếu có);

+ Sổ hộ khẩu (bản chính);

+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên Tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

+ Sổ tạm trú (theo quy định của pháp luật, người tạm trú không bắt buộc mang theo giấy tờ chứng minh về nơi tạm trú của mình. Tuy nhiên, để thuận tiện và tránh những phát sinh khi dữ liệu thông tin về người tạm trú không có đầy đủ trong dữ liệu, các điểm tiếp nhận hồ sơ vẫn yêu cầu người tạm trú phải mang theo Sổ tạm trú bản chính và còn thời hạn sử dụng khi đi làm CCCD.).

Lưu ý: Người tạm trú được tiếp nhận hồ sơ làm CCCD phải là người có nơi thường trú tại các tỉnh, thành khác, nghĩa là dù được cấp theo diện tạm trú nhưng bắt buộc phải có hộ khẩu mới được tiếp nhận làm CCCD.

Xem thêm: Không có nơi thường trú có làm được Căn cước công dân?

thu tuc lam cccd gan chip tai noi tam tru
Hướng dẫn thủ tục làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú mới nhất (Ảnh minh họa)

Thủ tục làm CCCD gắn chip tại nơi tạm trú

Căn cứ: Luật Căn cước công dân 2014, Thông tư 07/2016/TT-BCA , Thông tư 40/2019/TT-BCA.

Bước 1: Điền tờ khai

Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2: Đối chiếu thông tin

Công dân xuất trình Sổ hộ khẩu (nếu Cơ sở dữ liệu quốc gia thu thập đầy đủ thông tin và đi vào hoạt động thì không cần xuất trình Sổ hộ khẩu).

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc đối chiếu với Sổ hộ khẩu để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân;

Trường hợp thông tin trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.

Bước 3: Chụp ảnh, lấy vân tay

Cán bộ chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt;

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.

Bước 4: Công dân đóng lệ phí cấp CCCD theo quy định.

Xem thêm:

Lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip

Ai được miễn phí làm Căn cước công dân gắn chíp?


Bước 5: Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và Sổ hộ khẩu (nếu có) cho người đến làm thủ tục

Đồng thời:

- Trả lại Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ (chưa cắt góc) cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân nếu thẻ còn rõ nét (ảnh, số và chữ) (trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì cắt góc thẻ Chứng minh nhân dân và thu hồi Căn cước công dân ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ).

- Thu, hủy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân cũ, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nếu Chứng minh nhân đã được cấp trước đó bị hỏng, bong tróc, không rõ nét.

Cơ quan nơi tiếp nhận hồ trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.

Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân.

Nếu có băn khoăn về Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được giải đáp.

>> Quét mã QR trên Căn cước công dân gắn chíp thấy gì?

>> Ai bắt buộc phải đổi Căn cước công dân mã vạch sang gắn chip?

>> Xem các Video về Căn cước công dân gắn chip tại đây

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện

Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện

Nâng hạng bằng lái xe: Điều kiện và thủ tục thực hiện

Theo pháp luật hiện hành, người tham gia giao thông chỉ được điều khiển phương tiện phù hợp với loại bằng lái xe được cấp. Vì vậy, nếu muốn điều khiển các loại xe khác ngoài phạm vi bằng lái được cấp, người tài xế sẽ phải thực hiện việc nâng hạng bằng lái của mình.