Giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì?

Có thể hiểu đơn giản giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì?

1. Giấy tờ tùy thân là gì?

Dù được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay nhưng dưới góc độ pháp lý chưa có bất cứ văn bản nào đưa ra khái niệm giấy tờ tùy thân là gì.

Theo cách hiểu chung nhất, giấy tờ tùy thân là những loại giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một người.

Giấy tờ tùy thân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng trong một thời gian nhất định.

2. Giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì?

Đến nay, một số văn bản đã nêu ra các loại giấy tờ được sử dụng, khẳng định là giấy tờ tùy thân:

  • Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân;

  • Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân;

  • Luật Căn cước công dân quy định thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.

Đồng thời, nhiều văn bản khác cũng đề cập đến giấy tờ trên là giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ như Luật Công chứng, Bộ luật Lao động, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 123/2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch...

Như vậy, hiện nay có 03 loại giấy tờ là Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân được trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân.

Ngoài ra trong một số trường hợp, một số loại giấy tờ khác cũng có thể thay thế 03 loại giấy tờ trên.

Cụ thể, tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch được xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân:

- Hộ chiếu;

- Chứng minh nhân dân;

- Thẻ Căn cước công dân;

- Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Theo đó, một số giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng được xác định là giấy tờ tùy thân như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên…

Trong lĩnh vực hàng không, hành khách mang quốc tịch Việt Nam khi bay các chuyến nội địa có thể xuất trình một trong 12 loại giấy tờ, không bắt buộc phải là Chứng minh nhân dân, Căn cước công dây hay hộ chiếu.

giay-to-tuy-than-gom-nhung-giay-to-gi
Người dân làm Căn cước công dân (Ảnh minh họa)

3. Số giấy tờ tùy thân ở đâu?

Số của Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân in ngay ở mặt trước.

chung-minh-nhan-dan
Chứng minh nhân dân 9 số (Ảnh minh họa)

Từ lần đầu tiên được cấp vào năm 1957, Chứng minh nhân dân đã được thay đổi đến 06 lần. Cho đến nay, có 02 loại Chứng minh nhân dân vẫn còn được sử dụng là Chứng minh nhân dân 9 số và Chứng minh nhân dân 12 số.

chung-minh-nhan-dan-12-so
Chứng minh nhân dân 12 số (Ảnh minh họa)

Đối với số của thẻ Căn cước công dân, đây chính số định danh cá nhân. Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số.

3-so-dau-can-cuoc-cong-dan-1
Căn cước công dân gắn chip (Ảnh minh họa)

Số của Hộ chiếu được in ở trang đầu tiên hoặc ở góc bên phải, phía trên của trang thứ 2 của cuốn hộ chiếu. Số hộ chiếu chính là một dãy chữ số gồm 8 ký tự, được bắt đầu bằng một chữ cái in hoa trong bảng chữ cái Việt Nam, tiếp theo đó 07 chữ số tự nhiên trong hệ thống bảng chữ số.

4. Dùng giấy tờ tùy thân giả bị phạt thế nào?

Hành vi sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả sẽ bị phạt hành chính từ 04 - 06 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Trường hợp sử dụng hộ chiếu giả thì bị phạt hành chính từ 05 - 10 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 144/2021.

Trên đây là các thông tin về giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì theo quy định mới nhất. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc gọi ngay đến số 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?