3 loại giấy tờ quan trọng nên đi làm ngay trước ngày 31/12/2021

Chỉ còn đúng 01 tháng nữa, một năm đầy khó khăn vì dịch Covid-19 sẽ qua đi. Đây cũng là thời điểm người dân nên đi làm một số loại giấy tờ quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình.

1. Thẻ ATM gắn chip

Theo quy định của Thông tư 19/2016/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 22/2020/TT-NHNN): Đến ngày 31/12/2021, 100% ATM phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

Căn cứ trên khiến nhiều người cho rằng nếu không đi đổi thẻ ATM dạng từ sang dạng chip thì kể từ ngày 31/12/2021, loại thẻ này sẽ không còn được rút tiền tại các “cây” ATM, cũng như không còn được chấp nhận bởi các phương tiện thanh toán khác.

Tuy nhiên, ngày 30/11/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Công văn 8458/NHNN-TT, trong đó nhấn mạnh: Thẻ từ ATM vẫn tiếp tục được sử dụng sau ngày 31/12/2021.

Về phía người dân, vẫn nên đi dổi thẻ từ ATM sang thẻ chip, bởi đây là loại thẻ có tính bảo mật cao hơn rất nhiều so với thẻ từ, phương thức rút tiền, thanh toán cũng đơn giản hơn rất nhiều.

>> Thủ tục, chi phí đổi thẻ ATM dạng từ sang dạng chip 

Mọi người dân đều cần phải đi đổi thẻ ATM dạng từ sang dạng chip trước 31/12/2021 (Ảnh minh họa)


2. Thẻ Căn cước công dân gắn chip

Không có quy định nào yêu cầu người dân bắt buộc phải đi làm Căn cước công dân gắn chip trước 31/12/2021, nhưng người dân vẫn nên đi làm thẻ trước thời điểm này. Bởi 31/12/2021 là hạn cuối người dân được giảm 50% lệ phí cấp Căn cước công dân, theo Thông tư 47/2021/TT-BTC.

Cụ thể:

- Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 15.000 đồng/thẻ;

- Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ;

- Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.

Kể từ ngày 01/01/2022, mức lệ phí nêu trên tăng gấp đôi.

Ngoài ra, còn có một số lý do khác người dân nên đi làm Căn cước công dân ở thời điểm này.


3. Đăng ký xe cho xe đã qua nhiều đời chủ, thiếu giấy tờ

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.

Tức là, sau ngày 31/12/2021, xe đã qua nhiều đời chủ, mà không có/thiếu giấy tờ mua bán sẽ không còn được đăng ký, sang tên. Vì vậy, ngày 31/12/2021 là hạn chót mà người dân cần lưu ý để đi làm thủ tục này.

Điều 19 của Thông tư 58 quy định:

- Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân để xuất trình

+ Nộp Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01)

+ Nộp chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định

+ Nộp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (trong trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).

- Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký xe nơi cư trú.

- Thời hạn giải quyết: Sau 30 ngày, nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ phải đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.

Trên đây là 3 loại giấy tờ quan trọng nên đi làm ngay trước ngày 31/12/2021, nếu có thắc mắc về các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí của LuatVietnam số  1900.6192 .  



>> Thủ tục sang tên xe qua nhiều đời chủ áp dụng hết năm 2021

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(26 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục