Giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu?

Theo dõi bài viết để biết giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu và người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe hết hạn bị phạt như thế nào theo quy định của pháp luật.

Giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu?

Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe, cụ thể:

Giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu?
Giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu? (Ảnh minh họa)

Giấy phép lái xe

Loại xe

Thời hạn

Hạng A1

Xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3

Vô thời hạn

Xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật

Hạng A2

Xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1

Hạng A3

Xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự

Hạng A4

Các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1 tấn

10 năm, kể từ ngày cấp

Hạng B1

Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (đối với nữ) và đủ 60 tuổi (đối với nam)

Lái xe trên 45 tuổi (đối với nữ) và trên 50 tuổi (đối với nam) thì GPLX có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp

Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

Hạng B1 (số tự động)

Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

Ô tô dùng cho người khuyết tật

Hạng B2

Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

10 năm kể từ ngày cấp

Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1

Hạng C

Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên

05 năm kể từ ngày cấp

Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên

Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2

Hạng D

Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C

Hạng E

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D

Hạng FB2

Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2

Hạng FC

Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2

Hạng FD

Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2

Hạng FE

Các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD

Sử dụng giấy phép lái xe hết hạn bị phạt bao nhiêu?

Theo Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng thì bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 05 - 07 triệu đồng đối với giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng.

- Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với giấy phép lái xe đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên.

Trên đây là thông tin về: Giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không có nơi thường trú, tạm trú, làm sao để được cấp thẻ Căn cước?

Không có nơi thường trú, tạm trú, làm sao để được cấp thẻ Căn cước?

Không có nơi thường trú, tạm trú, làm sao để được cấp thẻ Căn cước?

Từ 01/7/2024, người dân đã có thể làm thẻ Căn cước mới để thay thế cho các giấy tờ tùy thân cũ như Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) cũ. Vậy làm sao để được cấp thẻ Căn cước khi không có nơi thường trú tạm trú?