Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Cá nhân, tổ chức tiến hành khai thác khoáng sản bắt buộc phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

1. Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Điều 53 Luật Khoáng sản quy định, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Dự án đầu tư khai thác khoáng sản này phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với các loại khoáng sản độc hại phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.

Điều 52 cũng quy định, việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc:

- Giấy phép chỉ được cấp ở khu vực không có cá nhân, tổ chức đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;

- Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp giấy phép cho nhiều cá nhân, khai thác khai thác ở quy mô nhỏ.

Hoạt động khai thác khoáng sản bắt buộc phải có giấy phép (Ảnh minh họa)

2. Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Điều 59 Luật Khoáng sản bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản;

- Bản đồ khu vực thực hiện khai thác khoáng sản;

- Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan có thẩm quyền;

- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao;

- Nếu trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có cả văn bản xác nhận trúng đấu giá;

- Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

3. Cơ quan cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép với các trường hợp khác.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản (Ảnh minh họa)

4. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 60 Luật Khoáng sản.

Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn 90 trên.

5. Lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Mức thu lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC như sau:

Số TT

Nhóm giấy phép

Mức thu
(triệu đồng/giấy phép)

1

Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối

a

Có công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm

01

b

Có công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm

10

c

Có công suất khai thác trên 10.000 m3/năm

15

2

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

a

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm

15

b

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm hoặc loại hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, than bùn trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này

20

c

Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này

30

3

Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng

40

4

Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 1, 2, 3, 6, 7 của Biểu mức thu này

a

Không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

40

b

Có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

50

5

Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 2, 3, 6 của Biểu mức thu này

60

6

Giấy phép khai thác khoáng sản quý hi80

7

Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại

100

Riêng trường hợp khai thác tận thu: Mức thu là 05 triệu đồng/giấy phép.

6. Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản

Theo khoản 2 Điều 54 Luật Khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

Trường hợp cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho cá nhân, tổ  khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của giấy phép đã cấp trước đó.

Nếu bạn đọc có thắc về liên quan, vui lòng gọi tới tổng đài 19006192 để được tư vấn.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục