Điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép dịch vụ việc làm

Để kinh doanh trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép phép do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp. Nếu bạn quan tâm đến thủ tục cấp giấy phép dịch vụ việc làm, hãy theo dõi bài viết để được hướng dẫn chi tiết.

1. Điều kiện cấp giấy phép dịch vụ việc làm

Điều 14 Nghị định 23 năm 2021 quy định về điều kiện cấp giấy phép dịch vụ việc làm như sau:

- Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức các hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 36 tháng trở lên.

- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300 triệu đồng.

- Người đại diện theo pháp luật thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:

  • Là người quản lý doanh nghiệp;

  • Không thuộc một trong các trường hợp: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;

  • Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 24 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

     Điều kiện cấp giấy phép dịch vụ việc làm
    Doanh nghiệp phải ký quỹ 300 triệu đồng để kinh doanh dịch vụ việc làm (Ảnh minh họa)

2. Cơ quan cấp giấy phép dịch vụ việc làm

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép dịch vụ việc làm quy định tại Điều 15 Nghị định 23/2021 là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép dịch vụ việc làm

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép dịch vụ việc làm bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021.

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm tổ dịch vụ việc làm: 01 bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, kèm theo bản gốc để đối chiếu.

- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021.

- Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021.

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp người đại diện là người nước ngoài thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài.

Các giấy tờ trên được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

- Bằng cấp chuyên môn hoặc một trong các văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật: 01 bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu.

Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu quyết định bổ nhiệm.

Các văn bản trên nếu là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.

Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 23/2021/NĐ-CP.

Hoạt động tư vấn, giới thiệu, tìm việc làm
Hoạt động tư vấn, giới thiệu, tìm việc làm (Ảnh minh họa)

4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép dịch vụ việc làm

Điều 18 Nghị định 23 hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp giấy phép dịch vụ việc làm như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, cấp giấy biên nhận

Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Bước 3: Cấp giấy phép

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp.

Trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Trên đây là các quy định về điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép dịch vụ việc làm. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?