Giấy phép bán lẻ rượu: Điều kiện, thủ tục như thế nào?

Rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, kể cả bán lẻ cũng cần giấy phép. Bài viết này hướng dẫn chi tiết về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Cần điều kiện gì để được cấp giấy phép bán lẻ rượu?

Để được cấp giấy phép bán lẻ rượu, doanh nghiệp, hộ kinh doanh... cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:

- Là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo quy định của pháp luật.

- Địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có quyền sử dụng hợp pháp.

- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất, phân phối hoặc bán buôn rượu.

Bán lẻ rượu phải có địa điểm kinh doanh cố định (Ảnh minh họa)

2. Hồ sơ cấp giấy phép bán lẻ rượu gồm giấy tờ gì?

Điều 23 Nghị định 105 về kinh doanh rượu quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Nghị định này.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở làm địa điểm bán lẻ.

- Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất, phân phối hoặc bán buôn rượu.

3. Cơ quan nào cấp giấy phép bán lẻ rượu?

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép bán lẻ rượu là Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn.

(theo điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP)

Cửa hàng bán lẻ rượu xin cấp giấy phép tại Phòng Kinh tế huyện (Ảnh minh họa)

4. Hướng dẫn các bước xin cấp giấy phép bán lẻ rượu

Căn cứ Điều 25 Nghị định 105/2017, sửa đổi bởi Nghị định 17/2020, việc xin cấp giấy phép bán lẻ rượu thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu địa phương đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thành phần hồ sơ.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép có văn bản yêu cầu bổ sung.

Bước 3: Cấp giấy phép

Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân.

Trường hợp từ chối cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Lệ phí cấp giấy phép bán lẻ rượu là bao nhiêu?

Để xin cấp giấy phép bán lẻ rượu, cần nộp các khoản phí sau:

Đối tượng

Loại phí

Mức thu

Khu vực thành phố, thị xã

Khu vực khác

Tổ chức, doanh nghiệp

Phí thẩm định

1,2 triệu đồng/lần/điểm kinh doanh

600.000 đồng/ lần/điểm kinh doanh

Phí cấp giấy chứng nhận

200.000 đồng/lần/giấy

100.000 đồng/lần/giấy

Hộ kinh doanh, cá nhân

Phí thẩm định

400.000 đồng/ lần/điểm kinh doanh

200.000 đồng/ lần/điểm kinh doanh

Phí cấp giấy chứng nhận

200.000 đồng/lần/giấy

100.000 đồng/lần/giấy

Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 168/2016/TT-BTC

6. Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu mất bao lâu?

Thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (theo điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017, sửa đổi bởi Nghị định 17/2020).

7. Không có giấy phép bán lẻ rượu bị phạt như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 105, kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trong đó, thương nhân bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.

Nếu vi phạm sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 98 năm 2020 như sau:

- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng nếu bán lẻ rượu mà không có giấy phép kinh doanh (theo khoản 3 Điều 6).

-  Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.

Ngoài ra, trong quá trình bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy.

Trên đây là các quy định về cấp giấy phép bán lẻ rượu. Nếu gặp vướng mắc thể thủ tục này, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục