Giao dịch chuyển tiền nào phải xác thực sinh trắc học?

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, từ 01/7/2024 nhiều giao dịch trực tuyến bắt buộc phải xác thực sinh trắc học. Vậy cụ thể đó là những giao dịch nào?

Giao dịch chuyển tiền nào phải xác thực sinh trắc học?

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 01/7/2024, các giao dịch chuyển tiền trực tuyến có giá trị hơn 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng sẽ buộc phải xác thực sinh trắc học.

Cụ thể:

- Thực hiện chuyển tiền từ dưới 10 triệu đồng/lần; tổng số tiền chuyển các lần trong ngày không quá 20 triệu đồng thì xác thực bằng mã OTP thì không cần xác thực bằng khuôn mặt.

- Thực hiện chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần thì giao dịch chuyển tiền này bắt buộc phải xác thực bằng khuôn mặt.

- Nếu thực hiện giao dịch chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng các giao dịch trong ngày đã đến mốc 20 triệu thì nếu thực hiện tiếp lần chuyển tiếp theo trong ngày đó dù giá trị bao nhiêu phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay.

Ví dụ: Trong ngày 09/7/2024, chị A thực hiện 03 giao dịch chuyển tiền lần lượt là 03, 08, 09 triệu đồng (tổng 20 triệu đồng) thì 03 giao dịch này chị A không phải xác thực sinh trắc học. Tuy nhiên, cũng trong ngày 09/7 chị A lại tiếp tục thực hiện giao dịch chuyển tiền 30.000 đồng cho người khác thì lần giao dịch này chị phải xác thực khuôn mặt, vân tay.

Như vậy, các giao dịch cần phải xác thực sinh trắc học từ 01/7/2024 gồm:

(1) Chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên/giao dịch

(2) Tổng giá trị giao dịch cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng.

giao dịch chuyển tiền nào phải xác thực sinh trắc học

Nhiều người chưa nắm được giao dịch chuyển tiền nào phải xác thực sinh trắc học?
(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN có quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán phải đảm bảo những nguyên tắc như:

Về phạm vi sử dụng và hạn mức giao dịch: theo từng đối tượng khách hàng phù hợp với quy định về quản lý rủi ro và thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán; Có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin nhận biết.

Đặc biệt, khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán khi đã hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản hoặc người đại diện (đối với khách hàng cá nhân) hoặc người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng tổ chức)

Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN cũng quy định thẻ chỉ được sử dụng để thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử khi đã hoàn thành việc đối chiếu thông tin khớp đúng với giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học của chủ thẻ.

Hai quy định trên của Thông tư 17 và Thông tư 18 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025. Do vậy, kể từ thời điểm này, nếu không thực hiện cung cấp dữ liệu sinh trắc học, hoặc dữ liệu sinh trắc học chưa được kiểm tra đối chiếu thì khách hàng sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trực tuyến. Nếu khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch chỉ có thể trực tiếp đến ngân hàng.

Trường hợp bắt buộc phải ra ngân hàng nếu muốn chuyển khoản trên 10 triệu

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN thì dữ liệu khuôn mặt mà các ngân hàng thu thập được buộc phải trùng khớp với dữ liệu sinh trắc học:

- Được lưu trong chip của thẻ CCCD do chính cơ quan công an công an cấp;

- Hoặc xác thực bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID) do hệ thống định danh điện tử tạo lập.

Như vậy,  các trường hợp dưới đây đây nếu muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng/giao dịch hoặc tổng các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải ra ngân hàng từ 01/7/2024:

(1) Khách hàng chỉ có Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân mã vạch mà chưa có Căn cước công dân gắn chip hoặc thẻ Căn cước,

(2)  Khách hàng chưa thao tác cập nhật sinh trắc học trên app ngân hàng, chưa được xác thực đã hoàn thành do lỗi kỹ thuật từ hệ thống

(3) Khách hàng đã xác thực thành công dữ liệu sinh trắc học trên app ngân hàng, tuy nhiên từ 01/7/2024, khuôn mặt của khách hàng không khớp với dữ liệu trong CCCD gắn chip (do nét trên khuôn mặt có sự thay đổi dẫn tới việc không trùng khớp dữ liệu) ở tại thời điểm thực hiện giao dịch:

  • Chuyển tiền
  • Nạp tiền vào ví điện tử
  • Chuyển tiền liên ngân hàng
  • Thanh toán các giao dịch khác với giá trị lớn.

(4) Trường hợp quá tải giao dịch trong những ngày đầu Quyết định 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực, các giao dịch chuyển tiền giá trị lớn dễ bị tắc nghẽn, khách hàng có nhu cầu cũng cần ra ngân hàng để thực hiện giao dịch.

Trên đây là thông tin giao dịch chuyển tiền nào phải xác thực sinh trắc học?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục