Cấm dùng điện thoại ở cây xăng, nếu chuyển khoản trả tiền xăng có phạm luật?

Ở các cây xăng đều biển cấm sử dụng điện thoại di động tuy nhiên nhiều cây lại cho quét mã QR để chuyển khoản thanh toán. Vậy , chuyển khoản trả tiền xăng ở cây xăng có phạm luật?

Dùng điện thoại chuyển khoản trả tiền ở cây xăng có phạm luật?

Thực tế có nhiều cây xăng trong không chấp nhận chuyển khoản để thanh toán mà chỉ nhận tiền mặt.

Tuy nhiên, nhiều cây xăng vẫn cho thực hiện thao tác này mặc dù có biển cấm sử dụng điện thoại. Vậy thanh toán tiền xăng bằng hình thức chuyển khoản qua điện thoại có phạm luật không?.

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.

100.000 đồng đến 300.000 đồng

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 144 đề xuất mức phạt với hành vi này tăng lên mức 500.000 đồng - 1.000.000 đồng

2

Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

3

Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Như vậy, đối với trường hợp sử dụng điện thoại ở cây xăng; thì sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nếu dự thảo Bộ Công an được thông qua thì mức phạt đối với hành vi này là từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng đối với cá nhân, và gấp đôi với tổ chức ( từ 01 - 02 triệu đồng)

Bên cạnh đó, trong trường hợp nếu như có biển cấm nhưng vẫn sử dụng điện thoại di động khi đổ xăng và gây cháy nổ thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

Điều 589 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định các khoản bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
dùng điện thoại chuyển khoản trả tiền ở cây xăng có phạm luật
Dùng điện thoại chuyển khoản trả tiền ở cây xăng có phạm luật? (Ảnh minh họa)

Cây xăng có quyền từ chối hình thức thanh toán chuyển khoản

Phần lớn hiện nay, người tiêu dùng đều có xu hướng sử dụng các dịch vụ thanh toán thông qua việc quét mã QR hoặc chuyển khoản vừa an toàn lại tránh được tình huống sử dụng tiền giả. Các cơ quan chức năng cũng có khuyến khích người dân sử dụng tiền thông qua các hình thức thanh toán online để quản lý dòng tiền và tránh thất thoát như sử dụng tiền mặt.

Việc thanh toán chuyển khoản sẽ ngăn chặn được phần nào đó việc trốn thuế. Khi chuyển khoản các cơ quan thuế cũng dễ nắm bắt hơn so với việc thanh toán bằng tiền mặt. Vì tiền mặt khó có thể kiểm soát được các khoản thu của cây xăng không có hoá đơn.

Hơn hết, việc thanh toán chuyển khoản sẽ một phần ngăn chặn được phần nào đó việc trốn thuế. Bởi khi chuyển khoản các cơ quan thuế dễ nắm bắt hơn so với thanh toán tiền mặt. Vì tiền mặt khó có thể kiểm soát được các khoản thu của cây xăng không có hoá đơn.

Hành vi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất mức độ hành vi có thể bị xử lý hình sự hoặc xử lý hành chính.

Tuy nhiên việc thanh toán chuyển khoản lại gây khó khăn một phần cho công ty vì khiến cho việc báo cáo thống kê nhằm phục vụ cho việc kiểm toán lẫn sổ sách khá phức tạp.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào buộc cây phải nhận chuyển khoản hay không được nhận tiền mặt. Cho nên việc chấp nhận chuyển khoản hay chỉ nhận mỗi tiền mặt là tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, chủ cửa hàng.

Việc cho phép hình thức chuyển khoản khi mua xăng dầu là do mỗi cây xăng quyết định. Do vậy cây xăng có quyền từ chối hình thức thanh toán chuyển khoản đối với khách hàng khi mua xăng.

Bên cạnh đó theo khoản 1, Điều 12 Thông tư 15/2020/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế của cửa hàng xăng dầu đã quy định tại cây xăng phải niêm yết nội quy phòng cháy, chữa cháy và phải có biển cấm lửa, cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.

Do đó, sử dụng điện thoại tại cây xăng có đặt biển cấm để thanh toán tiền xăng cũng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Và việc cửa hàng xăng dầu có quyền từ chối hình thức thanh toán này cũng là điều hợp lý.

Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề dùng điện thoại chuyển khoản trả tiền ở cây xăng có phạm luật?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.