Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Văn bản tiếng việt
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Luật

Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Lĩnh vực: Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch Loại dự thảo:Luật
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tư phápTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Dự kiến thông qua tại:Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật

Phạm vi điều chỉnh

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tải Luật

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Du-thao-Luat-ban-hanh-vbqppl DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

QUỐC HỘI

 

Luật số:…../20..../QH15

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                    Hà Nội, ngày ….. tháng…… năm…..

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Cơ bản kế thừa quy định của Luật 2015, theo đó quy định:

- Nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật

Cơ bản kế thừa quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020, tiếp tục quy định khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Tiếp tục quy định rõ hơn các khái niệm: “Quy phạm pháp luật”; “Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách”; “Giải thích pháp luật”;

Đồng thời, bổ sung một số khái niệm “Chính sách”; “Đánh giá tác động của chính sách”; “Biện pháp có tính chất đặc thù”; “Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật”; “Tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật”; “Văn bản quy định chi tiết”; “Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật”; “Rà soát văn bản quy phạm pháp luật”; “Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật”.

Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Kế thừa quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Bỏ văn bản QPPL của cấp xã.

Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

1. Cơ bản kế thừa quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

2. Bổ sung cụ thể hơn nguyên tắc:

- Bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đúng đắn, đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng.

- Bảo đảm mọi đối tượng đều được thông tin chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu về văn bản quy phạm pháp luật trước khi thi hành; Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật với thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 6. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Cơ bản giữ nguyên quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Kế thừa quy định của Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Bổ sung quy định:

- Trách nhiệm xin ý kiến của các cấp ủy đảng trong quá trình xây dựng VBQPPL, theo hướng làm rõ các trường hợp cần xin ý kiến, thời điểm, trách nhiệm xin ý kiến.

- Bổ sung quy định về kiểm soát quyền lực và trách nhiệm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật.

Điều 8. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật

- Cơ bản kế thừa quy định của Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Giao Chính phủ quy định chi tiết về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, các biểu mẫu…

Điều 9. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài

Giữ nguyên quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 10. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật

Giữ nguyên quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 11. Văn bản quy định chi tiết

- Cơ bản kế thừa quy định của Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Nghiên cứu quy định cụ thể hơn về thời điểm xây dựng, trình, ban hành và hiệu lực của văn bản quy định chi tiết trên cơ sở hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết (cân nhắc quy định dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh).

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Kế thừa quy định của Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 13. Gửi văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

- Cơ bản kế thừa quy định của Điều 13 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Quy định về việc lưu trữ hồ sơ điện tử đối với Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm

- Kế thừa quy định của Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).  

- Mở rộng thẩm quyền được quy định thủ tục hành chính trong trường hợp nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao.

CHƯƠNG II

THẨM QUYỀN BAN HÀNH, NỘI DUNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 15. Luật, nghị quyết của Quốc hội

- Về thẩm quyền ban hành luật của Quốc hội, cơ bản kế thừa quy định của Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Quy định cụ thể các nội dung Quốc hội ban hành bằng hình thức luật theo hướng luật hóa đến mức tối đa những vấn đề quan trọng.

- Quy định rõ và cụ thể hơn thẩm quyền ban hành nghị quyết của Quốc hội; căn nhắc quy định Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Điều 16. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Về thẩm quyền ban hành pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ bản kế thừa quy định của Điều 16 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Quy định rõ và cụ thể hơn thẩm quyền ban hành nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; cân nhắc quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 17. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước 

- Quy định rõ hơn về thẩm quyền ban hành lệnh và thẩm quyền ban hành quyết định của Chủ tịch nước, không quy định chung chung như quy định của Điều 17 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Cân nhắc quy định Chủ tịch nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật/văn bản hành chính để quy định/quyết định về tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, hoặc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bảo đảm phù với thực tiễn như trường hợp phòng, chống dịch Co-vid 19 vừa qua.

Điều 18. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Giữ nguyên quy định của Điều 18 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 19. Nghị định của Chính phủ

- Cơ bản kế thừa quy định của Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).       

- Bổ sung thẩm quyền của Chính phủ ban hành nghị định để thực hiện thí điểm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Điều 20. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Cơ bản kế thừa quy định của Điều 20 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chi tiết được luật, pháp lệnh, nghị quyết cảu QUốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.

Điều 21. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Giữ nguyên quy định của Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 22. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Giữ nguyên quy định của Điều 22 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 23. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Giữ nguyên quy định của Điều 23 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 24. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

- Kế thừa quy định của Điều 24 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).  

- Quy định để hạn chế trường hợp thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giao cho địa phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 25. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Giữ nguyên quy định của Điều 25 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 26. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

Giữ nguyên quy định của Điều 26 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

- Quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương;

- Quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Quy định biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Điều 29. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Giữ nguyên quy định của Điều 29 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Quy định rõ hơn thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương theo hướng tập trung thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh, đặc biệt là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; hạn chế thẩm quyền ban hành của cấp huyện, bỏ thẩm quyền của cấp xã để tập trung vào nhiệm vụ thi hành các văn bản của cấp trên.

- Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.

- Bỏ quy định Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.

CHƯƠNG III

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Mục 1

LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Điều 31. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Về cơ bản giữ nguyên quy định của Điều 31 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Đổi tên Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (gồm xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội).

Điều 32. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan, tổ chức

- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội).

- Kế thừa quy định của Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Quy định về việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Điều 33. Kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội

- Cơ bản kế thừa quy định của Điều 33 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).       

- Bổ sung quy định nhóm đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

- Bổ sung quy định đại biểu Quốc hội, nhóm đại biểu Quốc hội được cơ quan lập pháp hỗ trợ lập đề nghị, soạn thảo luật, pháp lệnh.

Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trong việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết

Giữ nguyên quy định của Điều 34 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 35. Đánh giá tác động của chính sách

Kế thừa một số quy định của Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Giảm các trường hợp phải đánh giá tác động của chính sách. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách, lược bỏ bớt một số nội dung hoặc gộp nội dung đánh giá tác động về giới, thủ tục hành chính vào nội dung đánh giá tác động kinh tế - xã hội.

- Đối với những chính sách mới được đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, nhóm đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo tổ chức đánh giá tác động của chính sách để báo cáo Quốc hội.

- Quy định nội dung đánh giá tác động của chính sách gồm: đánh giá tác động kinh tế - xã hội, đánh giá tác động hệ thống pháp luật; đánh giá về tính tương thích đối với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đánh giá tác động về giới (nếu có); đánh giá tác động của thủ tục hành chính (nếu có).

- Tiếp tục giao Chính phủ quy định chi tiết về đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 36. Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

- Kế thừa quy định của Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Xác định rõ thời điểm lấy ý kiến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến.

Điều 37. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh

Kế thừa quy định của Điều 37 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), đồng thời quy định cụ thể hơn về hình thức, nội dung từng loại tài liệu trong hồ sơ đề nghị.

Điều 38. Trách nhiệm lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình

Kế thừa quy định của Điều 38 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 39. Thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình

- Cơ bản kế thừa quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

- Bổ sung quy định làm rõ hơn trách nhiệm của Bộ Tư pháp, cơ quan tổ chức có liên quan khi thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; quy định rõ hơn về thành phần hồ sơ thẩm định, nội dung thẩm định; trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan tham gia thẩm định.

- Bổ sung quy định trường hợp thẩm định đối với hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết phải thực hiện lại quy trình lập đề nghị hoặc có thay đổi toàn bộ nội dung chính sách.

Điều 40. Trình Chính phủ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình; Điều 41. Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình; Điều 42. Chỉnh lý và gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình

- Kế thừa quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

- Bổ sung quy định về gửi, lưu trữ hồ sơ điện tử.

- Bổ sung quy định để bảo đảm việc xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết phù hợp với quy chế làm việc của Chính phủ; cơ chế bảo đảm sự đồng thuận của Chính phủ.

Điều 43. Lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

Đổi mới việc lập Chương trình xây văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đảm bảo tính chủ động, linh hoạt, quy trình đơn giản, rõ ràng, minh bạch, đáp ứng nhanh, kịp thời việc xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Điều 44. Chính phủ cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh

Quy định rõ cơ chế Chính phủ cho ý kiến/thẩm định đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết do các cơ quan ngoài Chính phủ, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình.

Điều 45. Trách nhiệm lập và xem xét, thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết không do Chính phủ trình

Kế thừa quy định của Điều 45 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 46. Thời hạn và hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, kiến nghị về luật, pháp lệnh; Điều 47. Thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, kiến nghị về luật, pháp lệnh

- Cơ bản kế thừa quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Xác định rõ thời điểm gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, kiến nghị về luật, pháp lệnh gửi để thẩm tra và xem xét lập dự kiến Chương trình.

- Quy định cụ thể về hồ sơ và các tài liệu để thẩm tra và trình Quốc hội.

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, kiến nghị về luật, pháp lệnh.

- Quy định cụ thể xửa lý hồ sơ trong trường chưa được chấp thuận khi thẩm tra, quay về hoàn thiện lại.

Điều 48. Lập dự kiến Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 49. Trình tự xem xét, thông qua dự kiến Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 50. Triển khai thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 51. Điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Quy định cụ thể hơn về thẩm quyền thông qua Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội để đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời trong việc xây dựng thể chế.

- Quy định cụ thể tiêu chí, thời gian xem xét việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Quy định trình tự, thủ tục sau khi UBTVQH kết luận dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết không đủ điều kiện đưa vào chương trình để làm cơ sở trình lại hoặc không tiếp tục trình và làm rõ từng bước, từng khâu của quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết để thực hiện đúng, thống nhất.

- Quy định trình tự, thủ tục thông qua luật, nghị quyết của Quốc hội theo quy trình một kỳ họp theo hướng xác định tiêu chí cụ thể đối với những luật được thông qua tại một kỳ họp.

Mục 2

SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA QUỐC HỘI, ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Điều 52. Thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Điều 53. Thành phần Ban soạn thảo, tổ biên tập; Điều 54. Nhiệm vụ của Ban soạn thảo, nhiệm vụ của tổ biên tập; Điều 55. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức chủ trì soạn thảo; Điều 56. Trách nhiệm của cơ quan trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Điều 57. Trách nhiệm lấy ý kiến dự án, dự thảo VBQPPL

- Quy định rõ hơn thẩm quyền thành lập Ban soạn thảo, thời điểm thành lập và chấm dứt hoạt động, trách nhiệm, cơ chế hoạt động của Ban soạn thảo, mối quan hệ giữa Ban soạn thảo, Tổ biên tập với cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan trình văn bản; Đồng thời, cân nhắc quy định về tiêu chuẩn thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập.

- Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong toàn bộ quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Quy định hợp lý, linh hoạt về thời hạn lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.

- Bổ sung quy định và trách nhiệm của cơ quan chủ trì về truyền thông chính sách trong quá trình lập đề nghị, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Đối với Luật sửa đổi toàn diện (thay thế luật cũ), pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm chính sách quy định chặt chẽ, bắt buộc tuân thủ quy trình 2 giai đoạn (làm chính sách và soạn thảo).

- Đối với một số luật, pháp lệnh nghị quyết (luật sửa đổi, bổ sung một số điều, các nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của UBTVQH), sửa đổi một vài điều, khoản, sửa đổi về kỹ thuật sẽ không phải xây dựng chính sách mà có thể soạn thảo ngay (nhưng vẫn phải đánh giá tác động trong quá trình soạn thảo).

- Đối với những dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết để đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân; các dự án luật, pháp lệnh cần sửa đổi ngay theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì có thể áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn - những văn bản này không phải thực hiện quy trình chính sách (nhưng vẫn phải đánh giá tác động trong quá trình soạn thảo).

- Quy định rõ quy trình phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam; quy định rõ việc giải trình và tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo VBQPPL.

Điều 58. Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình; Điều 59. Trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

- Quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp trong quá trình xây dựng, soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

- Quy định cụ thể hơn về thẩm định, trong đó có trường hợp thẩm định đối với hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết phải thực hiện lại quy trình soạn thảo.

Điều 60. Chính phủ trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; Điều 61. Chính phủ cho ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết không do Chính phủ trình

- Quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, bảo đảm sự đồng thuận trong Chính phủ.

- Quy định để bảo đảm tính linh hoạt trong tổ chức và điều hành của Chính phủ đối với việc xem xét, cho ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, phù hợp với quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm tính linh hoạt và chủ động của Chính phủ.

- Quy định rõ cơ chế Chính phủ cho ý kiến/thẩm định đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do các cơ quan ngoài Chính phủ, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình.

Từ Điều 62 - Điều 65. Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

- Quy định về thẩm quyền thẩm tra, nội dung thẩm tra, thời hạn thẩm tra, phương thức thẩm tra, báo cáo thẩm tra theo hướng tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan tham gia thẩm tra.

- Quy định để bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình thẩm tra; quy định về cơ chế chất vấn cơ quan trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

- Quy định về trách nhiệm của thường trực ủy ban đối với hoạt động thẩm tra.

- Quy định về việc thẩm tra nhiều lần đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

- Quy định về việc lấy ý kiến, phản biện trong quá trình thẩm tra.

Điều 66, Điều 67. Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

- Quy định về thời hạn gửi hồ sơ, trình tự Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét để quyết định đưa dự án luật, nghị quyết của Quốc hội vào Chương trình kỳ họp của Quốc hội; đưa dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào chương trình phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Quy định về trách nhiệm của cơ quan trình trong việc hoàn thiện hồ sơ dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội.

Từ Điều 68 đến Điều 75. Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết

- Quy định về trình tự, thủ tục tiếp thu, chỉnh lý thông qua luật, nghị quyết của Quốc hội tại một hoặc nhiều kỳ họp của Quốc hội.

- Quy định về trình tự, thủ tục tiếp thu, chỉnh lý thông qua pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại một hoặc nhiều phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Quy định về trách nhiệm của cơ quan trình trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

- Quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan tham gia thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

- Quy định về việc lấy ý kiến, phản biện, chất vấn trong quá trình Quốc hội, xem xét, thảo luận dự án luật, dự thảo nghị quyết; Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thảo luận dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội khi tham gia thảo luận về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Điều 76. Công bố luật, pháp lệnh, nghị quyết

Kế thừa quy định của Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

CHƯƠNG IV

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC

Điều 77. Xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Kế thừa quy định của Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

CHƯƠNG V

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ

Mục 1

LẬP DANH MỤC VÀ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT

Điều 78 và Điều 79

- Quy định trách nhiệm lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

- Quy định trách nhiệm của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương trong việc xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước bảo đảm tiến độ, chất lượng.

- Quy định trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết.

- Quy định trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết.

Mục 2

XÂY DỰNG, BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Từ Điều 80 đến Điều 85

- Các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước phải được lập danh mục và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Nghị định thuộc khoản 2 Điều 19 phải có Tờ trình đề xuất xây dựng nghị định gửi Văn phòng Chính phủ để đưa vào Chương trình hoặc bổ sung vào chương trình công tác hằng năm của Chính phủ. Tờ trình đề xuất xây dựng nghị định phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị định; mục đích, quan điểm xây dựng nghị định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của nghị định; thời gian dự kiến đề nghị Chính phủ xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành nghị định.

- Quy định hợp lý hơn quy trình xây dựng, ban hành nghị định tại khoản 3 Điều 19 của Luật theo hướng bỏ quy trình hai giai đoạn để tránh hình thức rườm rà, trùng lặp và kéo dài thời gian ban hành. Theo đó, Chính phủ đồng thời thông qua chính sách và thông qua dự thảo nghị định. Quy định rõ ràng và hợp lý hơn quy trình, thời điểm xin kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật.

- Bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị định thực hiện thí điểm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

- Quy định linh hoạt hơn về việc lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, nhất là trong trường hợp cấp bách, giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn.

- Quy định cụ thể và rõ ràng hơn trách nhiệm của cơ quan chủ trì xây dựng nghị định. Quy định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với những nghị định có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực (những nghị định sửa đổi, bổ sung nội dung ít, mang tính kỹ thuật thì không thành lập Ban soạn thảo). Quy định thời điểm thành lập, giải thể Ban soạn thảo, Tổ biên tập; mối quan hệ của cơ quan chủ trì xây dựng nghị định với Ban soạn thảo, Tổ biên tập.

- Quy định rõ hơn trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị định của Bộ Tư pháp; trong đó có trường hợp thẩm định đối với hồ sơ phải thực hiện lại quy trình soạn thảo do thay đổi phạm vi, đối tượng điều chỉnh hoặc thay đổi hình thức văn bản. Quy định hợp lý, cụ thể hơn về hồ sơ gửi thẩm định, thời gian thẩm định, các hoạt động do cơ quan thẩm định thực hiện…Quy định cụ thể trách nhiệm tham gia thẩm định của các bộ, ngành, các cơ quan tổ chức có liên quan; thành lập, thành phần, trách nhiệm, thời gian thực hiện của Hội đồng thẩm định…

- Quy định rõ ràng và cụ thể hơn trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ trong việc kiểm tra hồ sơ và đôn đốc việc triển khai xây dựng nghị định của Chính phủ.

- Quy định linh hoạt về việc Chính phủ xem xét, thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo nghị định phù hợp với cơ chế quản lý điều hành của Chính phủ; bảo đảm sự đồng thuận ý kiến đối với dự thảo nghị định.

Mục 3

XÂY DỰNG, BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Từ Điều 86 đến Điều 88

- Các quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước phải được lập danh mục và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Quy định linh hoạt hơn về việc lấy ý kiến đối với dự thảo quyết định, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, nhất là trong trường hợp cấp bách, giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn.

- Quy định cụ thể và rõ ràng hơn trách nhiệm của cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo quyết định. Quy định đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ thành lập Tổ biên tập. Quy định thời điểm thành lập, giải thể Tổ biên tập; mối quan hệ của cơ quan chủ trì xây dựng quyết định với Tổ biên tập.

- Quy định rõ hơn trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Bộ Tư pháp, trong đó có trường hợp thẩm định đối với hồ sơ phải thực hiện lại quy trình soạn thảo. Quy định hợp lý, cụ thể hơn về hồ sơ gửi thẩm định, thời gian thẩm định, các hoạt động do cơ quan thẩm định thực hiện… Quy định cụ thể về trách nhiệm tham gia thẩm định của các bộ, ngành, các cơ quan tổ chức có liên quan; thành lập, thành phần, trách nhiệm, thời gian thực hiện của Hội đồng thẩm định…

- Quy định rõ ràng và cụ thể hơn trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ trong việc kiểm tra hồ sơ và đôn đốc việc triển khai xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Mục 4

XÂY DỰNG, BAN HÀNH THÔNG TƯ CỦA BỘ TRƯỞNG, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGANG BỘ

Từ Điều 88 đến Điều 90

- Quy định cụ thể và rõ ràng hơn trách nhiệm của đơn vị được phân công chủ trì xây dựng dự thảo thông tư. Quy định đối với thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thể thành lập Tổ biên tập. Quy định thời điểm thành lập, giải thể Tổ biên tập; mối quan hệ giữa đơn vị chủ trì xây dựng thông tư với Tổ biên tập.

- Quy định linh hoạt hơn về việc lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư, bảo đảm tính khả thi hiệu quả, nhất là trong trường hợp cấp bách, giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn.

- Quy định rõ hơn trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư của pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó có trường hợp thẩm định đối với hồ sơ phải thực hiện lại quy trình soạn thảo. Quy định hợp lý, cụ thể hơn về hồ sơ gửi thẩm định, thời gian thẩm định, các hoạt động do cơ quan thẩm định thực hiện…Quy định cụ thể về trách nhiệm tham gia thẩm định của các cơ quan tổ chức có liên quan; thành lập, thành phần, trách nhiệm, thời gian thực hiện của Hội đồng thẩm định…

CHƯƠNG VI

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Điều 91. Xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Kế thừa quy định của Điều 105 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 92. Xây dựng, ban hành thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Kế thừa quy định của Điều 106 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 93. Xây dựng, ban hành thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Kế thừa quy định của Điều 107 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 94. Xây dựng, ban hành quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước

Kế thừa quy định của Điều 108 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

CHƯƠNG VII

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN TỊCH

Điều 95. Xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch

Kế thừa quy định của Điều 109 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 96. Xây dựng, ban hành thông tư liên tịch

Kế thừa quy định của Điều 110 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

CHƯƠNG VIII

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Mục 1

XÂY DỰNG, BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Từ Điều 97 đến Điều 100

- Không quy định quy trình 2 giai đoạn (làm chính sách và soạn thảo) đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.

- Quy định việc đánh giá tác động của chính sách đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh theo hướng đơn giản và thực hiện khi soạn thảo.

- Nghiên cứu rút ngắn quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết như rút ngắn thời gian đăng tải, lấy ý kiến đối với một số loại nghị quyết; không quy định bắt buộc lấy ý kiến của các cơ quan ở trung ương; nghiên cứu quy định thời gian thông qua và ó hiệu lực sớm hơn...

- Mở rộng các trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc xây dựng, ban hành nghị quyết.

- Quy định cụ thể và rõ ràng hơn trách nhiệm của cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo nghị quyết.

- Quy định trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết của Sở Tư pháp, trong đó có trường hợp thẩm định đối với hồ sơ phải thực hiện lại quy trình soạn thảo; Quy định rõ ràng hơn về vị trí, chức năng thẩm định VBQPPL; quy định hợp lý, cụ thể hơn về hồ sơ gửi thẩm định, thời gian thẩm định, các hoạt động do cơ quan thẩm định thực hiện…Quy định cụ thể về trách nhiệm tham gia thẩm định của các sở, ngành, các cơ quan tổ chức có liên quan; thành lập, thành phần, trách nhiệm, thời gian thực hiện của Hội đồng thẩm định…

- Quy định trách nhiệm của các ban của Hội đồng nhân dân trong việc thẩm tra dự thảo nghị quyết.

- Quy định rõ ràng và cụ thể hơn trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban, Sở Tư pháp trong việc kiểm tra hồ sơ và đôn đốc việc triển khai xây dựng nghị quyết.

Mục 2

XÂY DỰNG, BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Từ Điều 101 đến Điều 103

- Quy định cụ thể và rõ ràng hơn trách nhiệm của cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo quyết định.

- Quy định trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của Sở Tư pháp; trong đó có trường hợp thẩm định đối với hồ sơ phải thực hiện lại quy trình soạn thảo.

- Rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quy định thủ tục đề nghị xây dựng quyết định cụ thể, rõ ràng hơn, trong đó cân nhắc quy định đánh giá tác động của chính sách đối với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…

- Quy định quy trình thông qua quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh linh hoạt hơn bằng hình thức thông qua tại các phiên họp hoặc lấy phiếu ý kiến thành viên Ủy ban nhân dân.

CHƯƠNG IX

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Từ Điều 103 đến Điều 108

- Quy định về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện.

- Quy định trách nhiệm thẩm định của Phòng Tư pháp; trong đó có trường hợp thẩm định đối với hồ sơ phải thực hiện lại quy trình soạn thảo. Bổ sung quy định về thẩm định dự thảo văn bản do Phòng Tư pháp chủ trì soạn thảo. Quy định cụ thể về giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định của Phòng Tư pháp làm cơ sở cho việc tiếp thu ý kiến thẩm định; quy định cơ quan soạn thảo có trách nhiệm giải trình những vấn đề tiếp thu và không tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan tư pháp.

CHƯƠNG X

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Điều 109, Điều 110

Bỏ các quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã, tương ứng với việc bỏ thẩm quyền của ban hành văn bản của cấp xã

CHƯƠNG XI

XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THEO TRÌNH TỰ, THỦ TỤC RÚT GỌN

Từ Điều 111, Điều 115

- Bổ sung việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết.

- Quy định hợp lý, bổ sung và quy định cụ thể hơn các trường hợp được xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

- Mở rộng các trường hợp được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là trường hợp cần xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh từ thực tiễn.

- Quy định rõ ràng và cụ thể hơn thời điểm đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn (trước và trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật).

- Quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo hướng, khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn mà không phải xin phép Thủ tướng Chính phủ và phải có ý kiến của Bộ Tư pháp như quy định hiện hành.

- Bổ sung quy định về đăng tải và lấy ý kiến đối tượng chịu tác động trực tiếp trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.

- Quy định rõ ràng và cụ thể hơn đối với thời hạn thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn. Theo đó, quy định thời gian thẩm định, thẩm tra dài hơn đối với văn bản có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

CHƯƠNG XII

HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG, CÔNG KHAI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 116. Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật

Kế thừa quy định của Điều 150 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Từ Điều 117 đến Điều 120

- Quy định cụ thể thứ bậc hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Xác định rõ thứ bậc hiệu lực của luật với nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh với nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; thông tư với thông tư liên tịch; nghị quyết của Hội đồng nhân dân với quyết định của Ủy ban nhân dân.

- Quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Bổ sung trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có thể quy định hiệu lực sớm hơn so với quy định của Luật năm 2015 trong một số trường hợp nhất định, hiệu lực từng phần trong một văn bản. Quy định rõ văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực trong trường hợp đã hết thời hạn theo giai đoạn được quy định trong văn bản.

- Bổ sung trường hợp văn bản có hiệu lực ngay khi ban hành.

- Quy định rõ hơn các trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần còn phù hợp với các quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm giảm đáng kể việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Quy định rõ các trường hợp được phép quy định về thay đổi hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong một văn bản khác để hạn chế tính phức tạp, khó tiếp cận, cập nhật của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

- Quy định cụ thể hơn hiệu lực trở về trước của văn bản, trong đó rõ về phạm vi, thời hạn, đối tượng, nội dung đánh giá việc tác động có lợi, bất lợi hơn của đối tượng hưởng chính sách. Quy định tiêu chí để trong một số trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được quy định hiệu lực trở về trước (chỉ đối với văn bản quy phạm pháp luật do cấp tỉnh ban hành).

- Quy định về ngưng hiệu lực của văn bản. Không quy định văn bản quy  định chi tiết hết hiệu lực khi văn bản giao quy định chi tiết hết hiệu lực như quy định hiện hành.

- Quy định rõ nguyên tắc áp dụng văn bản; quy định rõ tiêu chí để áp dụng nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.

- Quy định về đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luật. Quy định rõ ràng, cụ thể hơn về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.

CHƯƠNG XIII

GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT

Từ Điều 120 đến Điều 124

- Quy định thẩm quyền đề nghị giải thích pháp luật, thẩm quyền giải thích pháp luật. Bổ sung quy định Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được hướng dẫn/giải thích văn bản do mình ban hành.

- Quy định rõ hơn trách nhiệm, phạm vi, quy trình Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích luật, pháp lệnh, nghị quyết.

- Quy định rõ ràng, cụ thể hơn nguyên tắc giải thích pháp luật.

CHƯƠNG XIV

GIÁM SÁT, KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 125. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật

Kế thừa quy định của Điều 162 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 126. Nội dung giám sát văn bản quy phạm pháp luật

Kế thừa quy định của Điều 163 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 127. Giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật

Kế thừa quy định của Điều 164 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 128. Điều 129, Điều 130 quy định về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật

- Quy định rõ thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Quy định rõ văn bản thuộc đối tượng kiểm tra là VBQPPL “có dấu hiệu trái pháp luật” và văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật.

- Quy định rõ thời điểm tiến hành kiểm tra văn bản theo thẩm quyền (sau khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản tự xác định, khi nhận được chỉ đạo, kiến nghị, phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc khi văn bản được ban hành).

- Bổ sung cơ chế tự kiểm tra văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành; luật hoá một số nội dung về kiểm tra, xử lý VBQPPL hiện nay đang được quy định tại văn bản dưới luật, như: nguyên tắc, phương thức, nội dung kiểm tra văn bản…

- Giao Chính phủ quy định chi tiết về giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

CHƯƠNG XV

TỔ CHỨC THI HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 131. Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

- Sửa quy định về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng: “Văn bản quy phạm pháp luật có nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một phần phải được hợp nhất với văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một phần” nhằm góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

- Bổ sung quy định về việc đồng thời dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật với văn bản hợp nhất để ký xác thực khi thông qua hoặc ban hành văn bản.

- Quy định rõ thời hạn hoàn thành hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, thời gian để tiến hành hợp nhất, thời gian rà soát các quy phạm pháp luật cần hợp nhất.

Điều 132. Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

Kế thừa quy định của Điều 169 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Điều 133. Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

- Kế thừa quy định của Điều 170 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

- Quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các cơ quan nhà nước quyết định rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước, định kỳ 05 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

- Chính phủ quy định chi tiết về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 134, Điều 135, Điều 136 quy định về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật

- Quy định về thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Quy định cụ thể về các hoạt động tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm xây dựng, ban hành kế hoạch; ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành; phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;…

- Quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật; trách nhiệm phối hợp của cơ quan có liên quan trong tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Quy định cụ thể trách nhiệm của từng tổ chức, cơ quan, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc tổ chức thi hành… Quy định các biện pháp xử lý đối với tổ chức, cơ quan, cá nhân vi phạm trong tổ chức thi hành pháp luật.

Điều 137, Điều 38 quy định về bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật

- Bổ sung quy định về biên chế, đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế tuyển dụng, chế độ và việc sử dụng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật.

- Quy định cụ thể cơ chế tài chính cho công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật theo hướng ngân sách nhà nước bảo đảm với tính chất là nguồn đầu tư của Nhà nước,cấp đủ cho suốt quá trình xây dựng và tổ chức thi hành VBQPPL. Quy định cụ thể định mức cho từng công đoạn, từng văn bản quy phạm pháp luật; xác định cụ thể mức chi cho từng hoạt động, nội dung chi theo hướng tăng nhằm đáp ứng với yêu cầu công việc đề ra. Cụ thể:

+ Hoạt động lập đề nghị xây dựng VB gồm: tổng kết việc thi hành pháp luật; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; nghiên cứu khoa học, thông tin tư liệu, điều ước quốc tế, dịch tài liệu của nước ngoài ra tiếng Việt; xây dựng nội dung của chính sách; đánh giá tác động của chính sách; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan; chỉnh lý, hoàn thiện đề nghị xây dựng VBQPPL;..

+ Hoạt động lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm và lập các loại danh mục, chương trình, kế hoạch xây dựng VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương.

+ Hoạt động xây dựng VBQPPL gồm: tổ chức soạn thảo văn bản; tập hợp, rà soát, đánh giá văn bản có liên quan; đánh giá tác động của văn bản; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản…

+ Hoạt động góp ý, thẩm định, thẩm tra đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo VBQPPL gồm: tổ chức Hội đồng thẩm định, Hội đồng thẩm tra; lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học; xây dựng báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra; văn bản góp ý…

+ Các hoạt động liên quan đến tổ chức thi hành pháp luật gồm các hoạt động như: phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra, xử lý VBQPPL; rà soát, hệ thống hóa VBQPPL; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật; hợp nhất VBQPPL, pháp điển; Công báo; dịch VBQPPL ra tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số.

- Bổ sung quy định để tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu pháp luật “thông minh”, có khả năng trích xuất văn bản, quy định pháp luật trong những trường hợp cụ thể. Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quá trình đề xuất chính sách, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

- Bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, dữ liệu lớn để thực hiện việc soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật. Bổ sung quy định làm căn cứ pháp lý cho việc tái cấu trúc nâng cấp, phát triển cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật.

- Giao Chính phủ quy định chi tiết về bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

CHƯƠNG XVI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 138. Hiệu lực thi hành

- Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày      tháng      năm 2025.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ .... thông qua ngày .... tháng ..... năm 20.....

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 

 

 

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Luật DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi