Điều kiện nhập hộ khẩu đối với người chuyển khẩu sang tỉnh khác

Để chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác, công dân cần đáp ứng các điều kiện nhập hộ khẩu. Tuy nhiên, không phải tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước đều quy định điều kiện nhập hộ khẩu giống nhau.

Từ ngày 01/7/2021, thủ tục, điều kiện nhập hộ khẩu được thực hiện theo Luật Cư trú 2020 với nhiều điểm mới. Quý khách hàng có thể cập nhật Luật này tại đây

*** Hiện nay, pháp luật không có khái niệm nhập khẩu và cắt khẩu mà đây chỉ là cách người dân thường gọi của chuyển hộ khẩu và đăng ký thường trú. Vì thế, điều kiện nhập hộ khẩu thực chất chính là điều kiện để được đăng ký thường trú.

Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Theo Điều 19 Luật Cư trú 2006, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Như vậy, để được đăng ký thường trú tại tỉnh, công dân chỉ cần mua được nhà, thuê nhà, được cho mượn nhà, ở nhờ (được chủ nhà đồng ý bằng văn bản).

Điều kiện nhập hộ khẩu đối với người chuyển khẩu sang tỉnh khác

Điều kiện nhập hộ khẩu đối với người chuyển khẩu sang tỉnh khác (Ảnh minh họa)

Điều kiện đăng ký thường trú tại TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ 

Căn cứ Điều 20 Luật Cư trú 2006 sửa đổi bởi Luật Cư trú 2013, công dân có đủ những điều kiện sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

- Có chỗ ở hợp pháp;

- Trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 01 năm trở lên. Trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 02 năm trở lên.

Ngoài ra, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây, công dân cũng được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

Một là, được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

+ Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

+ Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

Hai là, được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

Ba là, trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

Trừ trường hợp nhập hộ khẩu do được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình, các trường hợp còn lại nếu đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố;

- Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

- Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội

Mặc dù cùng là thành phố trực thuộc Trung ương nhưng Hà Nội còn là thủ đô của cả nước. Vì thế, điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội có khác biệt bởi còn phải đáp ứng các điều kiện tại Luật Thủ đô.

Đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội

Theo khoản 4 Điều 18 Luật Thủ đô, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:

- Người đã tạm trú liên tục tại nội thành Hà Nội từ 03 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê;

- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

+ Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

+ Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

+ Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

+ Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

Đăng ký thường trú ở ngoại thành Hà Nội

Điều kiện nhập hộ khẩu ở ngoại thành Hà Nội hiện nay được thực hiện theo quy định của pháp luật cư trú.

Cụ thể, Điều 20 của Luật Cư trú 2006 quy định về các điều kiện này như sau:

- Đã tạm trú liên tục từ 01 năm trở lên;

- Có chỗ ở hợp pháp. Nếu chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Tương tự như ở nội thành, người ngoại tỉnh có thể nhập hộ khẩu tại ngoại thành Hà Nội nếu được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào hộ khẩu của mình và thuộc một trong các trường hợp: Vợ về ở với chồng và ngược lại; con về ở với cha, mẹ và ngược lại… Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp…

Khi đã có đủ các điều kiện nhập hộ khẩu, công dân cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để làm thủ tục chuyển hộ khẩu từ tỉnh này sang tỉnh khác.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.