Làm Căn cước công dân gắn chip trước và sau 01/7/2021 có gì khác?

Ngày 01/7/2021 là thời điểm nhiều chính sách pháp luật quan trọng có hiệu lực. Đối với người dân, việc làm Căn cước công dân gắn chip trước và sau 01/7/2021 có nhiều điểm khác biệt.

Lệ phí sau 01/7 tăng gấp đôi

Theo Thông tư 112/2020/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chíp trước ngày 01/7/2021 đang được giảm 50% so với mức lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC, cụ thể:

- Chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) 9 số, CMND 12 số sang thẻ CCCD: 15.000 đồng/thẻ.

- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng/thẻ.

- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng/thẻ.

Sau 01/7 không được làm CCCD ngoài giờ, các điểm lưu động

Với mục tiêu hoàn thành cấp 50 triệu Căn cước công dân gắn chíp trước ngày 01/7/2021, Bộ Công an đang huy động lực động xuống cơ sở để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip cho người dân.

Vì thế, hiện nay, thay vì phải đến Phòng quản lý hành chính - Công an cấp huyện như quy định, thì người dân nhiều địa phương được làm thủ tục cấp CCCD tại Công an phường/xã, tại trường học, điểm dân cư, tổ dân phố… Đặc biệt, không chỉ được làm CCCD ở nơi gần với mình nhất, nhiều địa phương còn tổ chức cấp Căn cước ngoài giờ hành chính và đến tận nửa đêm. Người dân đi học, đi làm về hoặc tranh thủ ngày nghỉ vẫn có thể đi làm CCCD.

Sau ngày 01/7/2021, có thể người dân sẽ phải đến Công an quận/huyện để làm Căn cước và chỉ có thể làm trong giờ hành chính như quy định.

lam can cuoc cong dan gan chip truoc va sau 1/7/2021
Làm Căn cước công dân gắn chip trước và sau 01/7/2021 có gì khác? (Ảnh minh họa)

Dự kiến, sau 01/7/2021, người dân được làm CCCD tại nơi thuận lợi

Hiện nay, mới chỉ một số tỉnh, thành tiến hành cấp CCCD gắn chip cho người tạm trú.

Theo kế hoạch của Bộ Công an, tháng 7/2021 tới đây, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ chính thức hoàn thiện, kết nối với dự án CCCD. Khi Cơ sở dữ liệu này đi vào hoạt động, căn cứ Điều 26 Luật Căn cước công dân, người dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

- Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, dự kiến sau 01/7/2021, công dân không bắt buộc làm CCCD tại nơi thường trú mà có thể lựa chọn cơ quan Công an nơi thuận tiện để tiến hành làm thẻ.

Sau 01/7/2021, các điểm làm CCCD “bớt” quá tải

Với mục tiêu nhanh chóng cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip trước 01/7/2021, người dân các địa phương đang được “vận động” đi làm thẻ. Đồng thời, nhiều người đang hiểu nhầm việc cấp CCCD gắn chip là bắt buộc trước 01/7/2021.

Vì thế, các điểm làm CCCD gắn chip hầu hết đều quá tải. Thời gian trả thẻ cũng lâu hơn quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, sau 01/7/2021, khi gần một nửa dân số đã được cấp thẻ, các điểm làm CCCD sẽ bớt đông. Những người sợ cảnh chen chúc làm thẻ có thể lựa chọn xin cấp CCCD sau ngày này.

Như vậy, làm thẻ CCCD trước hay sau 01/7/2021 đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Người dân cần cân nhắc sự phù hợp, nhu cầu của bản thân để lựa chọn thời gian làm cho phù hợp.

Nếu có băn khoăn về các quy định liên quan đến Căn cước công dân gắn chip, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ. 

>> Thủ tục làm Căn cước công dân gắn chip 

>> Khi nào bắt buộc phải chuyển hết sang CCCD gắn chip?

>> Xem các Video về Căn cước công dân gắn chip tại đây

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Tăng mức phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Tăng mức phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Tăng mức phạt khi không đổi sang Căn cước công dân gắn chip?

Bộ Công an hiện nay đang đề xuất nhiều mức phạt mới để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống bạo lực gia đình tại dự thảo Nghị định mới nhất.