Dịch vụ công trực tuyến là gì? Các loại dịch vụ công trực tuyến?

Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến ngày càng phổ biến bởi có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại… của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ dịch vụ công trực tuyến là gì?

Dịch vụ công trực tuyến là gì?

Theo cách giải thích từ ngữ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 42/2022 thì:

5. Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Hiện nay, các thủ tục hành chính được tích hợp rất nhiều trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia dichvucong.gov.vn và Cổng Dịch vụ công các Bộ, các tỉnh, thành phố.

Sử dụng dịch vụ công trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ịch cho người dân như:

- Giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân;

- Tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền, hách dịch;

- Tăng tính công khai, minh mạch của thủ tục hành chính;

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính…

Tính đến cuối năm 2020, trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia có gần 2800 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có gần 1500 thủ tục của công dân và hơn 1500 thủ tục của doanh nghiệp.

dich vu cong truc tuyen

Dịch vụ công trực tuyến là gì? Các loại dịch vụ công trực tuyến? (Ảnh minh họa)

4 loại dịch vụ công trực tuyến

Hiện nay, theo Thông tư 32/2017/TT-BTTTT, dịch vụ công trực tuyến được chia thành 04 cấp độ, trong đó:

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về:

+ Trình tự thực hiện;

+ Cách thức thực hiện;

+ Thành phần, số lượng hồ sơ;

+  Thời hạn giải quyết;

+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

+ Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;

+ Phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cung cấp thêm:

+ Biểu mẫu điện tử cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.;

+ Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng;

+ Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.

- Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và bổ sung thêm:

+ Cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Như vậy, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 hoàn chỉnh nhất. Nếu sử dụng dịch vụ công này, người dân không cần đến cơ quan chức năng mà chỉ cần ngồi nhà là thực hiện được.

Trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hiện nay đã tích hợp rất nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Với dịch vụ mức độ 4, người dân chỉ cần ngồi ở nhà có thể điền và gửi mẫu văn bản yêu cầu trực tuyến đến cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, thanh toán lệ phí trực tuyến và nhận kết quả qua bưu điện.

Một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thường gặp gồm:

- Giải quyết hưởng chế độ thai sản;

- Cấp giấy phép lái xe quốc tế;

- Đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;...

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cần điều kiện gì để tự ứng cử đại biểu Quốc hội XV, HĐND 2021 - 2026?

Cần điều kiện gì để tự ứng cử đại biểu Quốc hội XV, HĐND 2021 - 2026?

Cần điều kiện gì để tự ứng cử đại biểu Quốc hội XV, HĐND 2021 - 2026?

Ngoài những đại biểu được các cơ quan, đoàn thể giới thiệu để ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp thì công dân cũng có quyền tự mình ứng cử nếu đủ điều kiện. Vậy, các điều kiện này được pháp luật quy định thế nào?

16 mốc thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND 2021-2026

16 mốc thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND 2021-2026

16 mốc thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội XV và HĐND 2021-2026

Để triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã ban hành Kế hoạch 42/KH-HĐBCQG. Kế hoạch này đã nêu rõ 16 mốc thời gian quan trọng trong kỳ bầu cử này, phù hợp với Luật Bầu cử 2015.