Địa phương đang có dịch Covid-19 tổ chức bầu cử thế nào?

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đang đến rất gần. Tuy nhiên, dịch Covid-19 lại đang bùng phát mạnh dẫn đến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội. Vậy, địa phương này có tổ chức bầu cử không? Bầu thế nào?

Địa phương bị cách ly xã hội tổ chức bầu cử thế nào?

Tại Điều 15 Thông tư tư 01/2021/TT-BNV đã hướng dẫn các tình huống có thể phát sinh trước, trong và sau ngày bầu cử, trong đó có trường hợp dịch Covid-19 bùng phát. Cụ thể, trường hợp dịch Covid-19 bùng phát:

Ủy ban bầu cử cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chỉ đạo, hướng dẫn phương án tổ chức bầu cử đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, trên tinh thần là địa phương chủ động xây dựng các phương án tốt nhất để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho những cử tri này nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đồng thời, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 và số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020).

Trong trường hợp các tình huống phát sinh đã được các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương giải quyết nhưng không thể xử lý được, do vượt quá thẩm quyền thì Ủy ban bầu cử cấp tỉnh báo cáo Hội động bầu cử quốc gia xem xét, quyết định phương án tổ chức bầu cử tại các khu vực này.

Ngoài ra, điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BNV cũng có quy định tương tự:

d) Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát phải cách ly xã hội, thiên tai, bão lũ dẫn đến địa hình bị chia cắt, Ủy ban bầu cử cấp tỉnh báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định phương án tổ chức bầu cử tại những khu vực bị cách ly hoặc chia cắt.

Như vậy, trường hợp dịch Covid bùng phát việc tổ chức bầu cử như nào sẽ phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu dịch dẫn đến cách ly xã hội thì việc tổ chức do Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.

Mới đây, Bộ Nội Vụ đã ban hành Công văn 2135/BNV-CQĐP hướng dẫn tổ chức bầu cử tại khu vực cách ly tập trung, nơi thực hiện cách ly xã hội hoặc địa bàn bị phong tỏa như sau:

Bước 1: Tại khu vực bỏ phiếu tập trung:

- Thành viên tổ bầu củ trang bị phòng hộ cá nhân: mặc đồ phòng hộ, khẩu trang, găng tay, kính chắn giọt bắn.

- Vận chuyển hòm phiếu phụ, con dấu “đã bỏ phiếu”, danh sách người ứng cử, phiếu bầu cử, bút, thước, băng keo, giấy niêm phong thùng phiếu, dung dịch khử khuẩn, túi đựng rác thải đến khu vực bầu cử.

Bước 2: Tại khu vực phong tỏa hoặc thực hiện giãn cách:

- Nhân viên tổ Covid cộng đồng trong khu vực phong tỏa được trang bị phòng hộ cá nhân: khẩu trang, găng tay, kính chắn giọt bắn…; hướng dẫn người cách ly cách thức bầu cử và phòng chống dịch trong bầu cử (đeo khẩu trang, khử khuẩn tay; nhận, viết và bỏ phiếu bầu cử).

- Cử tri đeo khẩu trang, di chuyển theo hàng một chiều, dừng đúng vạch; đến bàn phát phiếu bầu, khử khuẩn tay và trình thẻ cử tri.

- Thành viên tổ bầu cử đối chiếu danh sách cử tri với thẻ cử tri, trả lại thẻ và phát phiếu bầu cử cho cử tri.

- Cử tri nhận phiếu bầu cử và thẻ cử tri, di chuyển đến đọc bảng niêm yết danh sách người ứng cử.

- Cử tri di chuyển đến bàn viết phiếu, tiến hành viết phiếu bầu cử.

- Mang phiếu bầu di chuyển đến và bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu (thành viên tổ bầu cử giám sát, nhắc nhở cử tri thực hiện bầu cử an toàn theo quy trình đã được hướng dẫn).

- Thành viên tổ bầu cử đóng dấu “đã bỏ phiếu” và đưa lại thẻ cho cử tri.

- Cử tri nhận lại thẻ cử tri và di chuyển theo lối quy định về lại nhà nhà trong khu vực phong tỏa, giãn cách.

Bước 3: Sau khi cử tri bỏ phiếu xong:

- Thành viên tổ bầu cử rà soát, kiểm tra lại danh sách cử tri tại khu vực phong tỏa, cách ly.

- Thành viên tổ bầu cử tiến hành dán các vị trí hở của hòm phiếu bằng băng keo, dán giấy niêm phong hòm phiếu; đồng thời thu dọn các giấy tờ có liên quan cho vào túi đựng rác thải.

- Tất cả thành viên tổ bầu cử rời khỏi khu vực bỏ phiếu; tháo bỏ phương tiện phòng hộ và cho vào bao đựng phương tiện phòng hộ đã sử dụng.

- Tiến hành phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ khu vực bỏ phiếu, đặc biệt là hòm phiếu và túi đựng rác thải.

Bước 4: Sau khi khử khuẩn, thành viên tổ bầu cử vận chuyển hòm phiếu, các trang thiết bị có liên quan về phòng bỏ phiếu để bàn giao hòm phiếu phụ. Đối với những nơi không thể chuyển ngay hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu do yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh thì sau khi hết giờ bỏ phiếu, thành viên tổ bầu cử tại cơ sở cách ly tập trung được phép kiểm phiếu theo định tại Văn bản số 225/VPHĐBCQG-PL ngày 11/5/2021 của Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia.

Bước 5: Sau khi bàn giao hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu hoặc kết thúc kiểm phiếu tại cơ sở cách ly tập trung, thành viên tổ bầu cử tháo bỏ phương tiện phòng hộ và xử lý đúng quy định, khử khuẩn tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ; tự theo dõi sức khỏe 14 ngày, thực hiện nghiêm túc 5K và các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Các trường hợp bầu cử tại khu vực bỏ phiếu, bầu cử cho người cách ly tại nhà cũng được Công văn 2135 hướng dẫn cụ thể.
Địa phương bị cách ly xã hội tổ chức bầu cử thế nào? (Ảnh minh họa)

Người bị nhiễm Covid-19 bầu cử thế nào?

Bước 1: Tại khu vực bỏ phiếu tập trung:

- Thành viên tổ bầu cử trang bị phòng hộ cá nhân: mặc đồ phòng hộ, khẩu trang, găng tay, kính chắn giọt bắn.

- Vận chuyển hòm phiếu phụ, con dấu “đã bỏ phiếu”, danh sách người ứng cử, phiếu bầu cử, bút, thước, băng keo, giấy niêm phong hòm phiếu, dung dịch khử khuẩn, túi đựng rác lây nhiễm đến khu vực bầu cử.

Bước 2: Tại cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện, cơ sở y tế:

- Nhân viên y tế trong khu vực cách ly tập trung/bệnh viện được trang bị phòng hộ cá nhân: mặc đồ phòng hộ, khẩu trang, găng tay, kính chắn giọt bắn...; hướng dẫn người cách ly cách thức bầu cử và phòng chống dịch trong bầu cử (đeo khẩu trang, khử khuẩn tay; nhận, viết và bỏ phiếu bầu cử).

- Cử tri đeo khẩu trang, di chuyển theo hàng một chiều, dừng đúng vạch, đến bàn phát phiếu bầu, khử khuẩn tay và trình thẻ cử tri.

- Thành viên tổ bầu cử đối chiếu danh sách cử tri với thẻ cử tri, trả lại thẻ và phát phiếu bầu cử cho cử tri.

- Cử tri nhận phiếu bầu cử và thẻ cử tri, di chuyển đến đọc bảng niêm yết danh sách người ứng cử.

- Cử tri di chuyển đến bàn viết phiếu, tiến hành viết phiếu bầu cử.

- Cử tri mang phiếu bầu cử đến và bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu (thành viên tổ bầu cử có trách nhiệm giám sát, nhắc nhở cử tri thực hiện bầu cử an toàn theo quy trình đã được hướng dẫn).

- Thành viên tổ bầu cử đóng dấu “đã bỏ phiếu” và đưa lại thẻ cho cử tri.

- Cử tri nhận lại thẻ cử tri và di chuyển theo lối quy định về lại khu cách ly.

Bước 3: Sau khi cử tri bỏ phiếu xong:

- Thành viên tổ bầu cử rà soát, kiểm tra lại danh sách cử tri tại điểm cách ly tập trung, cơ sở y tế.

- Thành viên tổ bầu cử tiến hành dán các vị trí hở của hòm phiếu bằng băng keo, dán giấy niêm phong hòm phiếu; đồng thời thu dọn các giấy tờ có liên quan cho vào túi đựng rác thải.

- Tất cả thành viên tổ bầu cử rời khỏi khu vực bỏ phiếu; tháo bỏ phương tiện phòng hộ và cho vào bao đựng phương tiện phòng hộ đã sử dụng.

- Tiến hành phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ khu vực bỏ phiếu, đặc biệt là hòm phiếu và túi đựng rác.

Bước 4: Sau khi khử khuẩn, thành viên tổ bầu cử vận chuyển hòm phiếu, các trang thiết bị có liên quan về phòng bỏ phiếu để bàn giao hòm phiếu phụ. Đối với những nơi không thể chuyển ngay hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu do yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh thì sau khi hết giờ bỏ phiếu, thành viên tổ bầu cử tại bệnh viện, cơ sở y tế được phép kiểm phiếu theo định tại Văn bản số 225/VPHĐBCQG-PL ngày 11/5/2021 của Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia.

Bước 5: Sau khi bàn giao hòm phiếu phụ về phòng bỏ phiếu hoặc kết thúc kiểm phiếu tại bệnh viện, cơ sở y tế, thành viên tổ bầu cử tháo bỏ phương tiện phòng hộ và xử lý đúng quy định, khử khuẩn tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ; tự theo dõi sức khỏe 14 ngày, thực hiện nghiêm túc 5K và các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> Tỉnh, thành nào cách ly xã hội để phòng, chống Covid-19?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 loại giấy tờ cần cập nhật khi CMND bị "khai tử"

Ngày 01/01/2025 tới đây, giấy Chứng minh nhân dân (CMND) sẽ chính thức bị khai tử. Vậy giấy tờ cần cập nhật khi CMND bị khai tử gồm những loại giấy tờ nào? Cùng Luật Việt Nam cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.