Đi làm “sáng đi tối về” có phải đăng ký tạm trú?

Rất nhiều người thường trú ở một nơi nhưng đi làm ở nơi khác, do khoảng cách không xa nên “sáng đi tối về” mà không ở qua đêm tại chỗ làm. Vậy trường hợp này có phải đăng ký tạm trú tạm vắng không?

Đi làm sẽ không phải khai báo tạm vắng

Mọi người thường hay nói đăng ký tạm trú tạm vắng, song, cần hiểu chính xác đây là 02 thủ tục hoàn toàn khác nhau gồm: Khai báo tạm vắng và Đăng ký tạm trú.

Những người sau đây phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú (thường trú hoặc tạm trú), cụ thể:

Stt

Đối tượng

Thời gian đi khỏi nơi cư trú

1

Bị can, bị cáo đang tại ngoại

Đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng

2

Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

3

Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

4

Người bị phạt cải tạo không giam giữ

5

Người đang bị quản chế

6

Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

7

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ

8

Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên

Đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ 03 tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng


Theo đó, người đi làm ở nơi khác ngoài nơi thường trú không thuộc trường hợp phải khai báo tạm vắng.

Phải đăng ký tạm trú khi làm ở xã, phường, thị trấn khác

đi làm sáng đi tối về có phải đăng ký tạm trú

Đi làm “sáng đi tối về” có phải đăng ký tạm trú? (Ảnh minh họa)

Căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú, người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú.

Theo đó, những người làm việc, lao động ổn định tại một xã, phường, thị trấn khác ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn nơi thường trú thì phải đăng ký tạm trú. Nếu nơi làm việc vẫn thuộc xã, phường, thị trấn hiện đang thường trú thì không cần làm thủ tục đăng ký tạm trú.

Cũng cần phân biệt đăng ký tạm trú với trường hợp thông báo lưu trú (trước đây gọi là tạm trú vãng lai), cụ thể, thông báo lưu trú áp dụng với người ở lại một xã, phường, thị trấn khác ngoài nơi cư trú (thường trú và tạm trú) trong một thời gian ngắn mang tính nhất thời như đi du lịch, thăm người thân, chữa bệnh...

Đồng thời, người đến lưu trú thường xác định rõ mục đích ở lại cũng như thời gian đến, thời gian rời đi khỏi nơi lưu trú đó.

Do vậy, khi làm việc ổn định, thường xuyên tại một địa điểm ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn thường trú thì phải đăng ký tạm trú tại nơi làm việc, dù "sáng đi tối về" không ở lại qua đêm.

Trường hợp không đăng ký tạm trú có thể bị phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013 về hành vi không thực hiện đúng quy định đăng ký tạm trú.

>> Cách phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú đơn giản nhất

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.