Mang ô tô đi đăng kiểm có bị phạt lỗi quá hạn đăng kiểm?

Theo quy định hiện nay, xe ô tô quá hạn đăng kiểm bị phạt rất nặng, tối đa đến 16 triệu đồng. Vì thế, Đơn vị đăng kiểm có thẩm quyền xử phạt đối với xe đến đăng kiểm hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Đăng kiểm viên không có thẩm quyền xử phạt xe quá hạn đăng kiểm

Hiện nay, mức phạt mới nhất đối với xe ô tô quá hạn đăng kiểm được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Cụ thể, lỗi không có hoặc có nhưng hết hạn đối với Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của ô tô được quy định lần lượt tại điểm c khoản 4, điểm e khoản 5 Điều 16 Nghị định này.

Đối chiếu với thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định tại Điều 74 đến Điều 79 Nghị định 100 thì hoàn toàn không nhắc đến các Đơn vị kiểm định xe cơ giới cũng như các Đăng kiểm viên (người kiểm định xe cơ giới).

Như vậy, khi đưa ô tô quá hạn đăng kiểm đi kiểm định tại các Đơn vị kiểm định xe cơ giới, người điều khiển phương tiện không bị xử phạt lỗi quá hạn đăng kiểm.

Mang ô tô đi đăng kiểm có bị phạt lỗi quá hạn đăng kiểm?
Mang ô tô đi đăng kiểm có bị phạt lỗi quá hạn đăng kiểm? (Ảnh minh họa)

Bị truy thu phí sử dụng đường bộ

Hiện nay, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký lưu hành (có Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe), bao gồm: Xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự (gọi chung là ô tô) là các đối tượng phải chịu phí sử dụng đường bộ.

Cụ thể: Mức phí sử dụng đường bộ áp dụng năm 2020

Mặc dù xe quá hạn đăng kiểm có thể “may mắn” không gặp phải Cảnh sát giao thông trên đường đưa xe đi đăng kiểm và không bị xử phạt nhưng chủ xe vẫn bị truy thu phí sử dụng đường bộ đối với thời gian chưa nộp.

Theo Thông tư 293/2016/TT-BTC, các Đơn vị đăng kiểm có thẩm quyền thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô của các tổ chức, cá nhân đăng ký tại Việt Nam (trừ xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng).

Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của các chu kỳ đăng kiểm trước theo thời hạn quy định, thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước.

Xe ô tô chỉ không phải nộp phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:

- Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai;

- Bị tịch thu hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;

- Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên;

- Xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên;

- Xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe;

- Xe ô tô đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên;

- Xe ô tô bị mất trộm trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?