Cai nghiện bắt buộc có phải là tiền sự?

Người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ phải thực hiện các biện pháp cai nghiện cho đến khi hết nghiện mới được trở lại cộng đồng. Vậy cai nghiện bắt buộc có phải là tiền sự không?

Tiền sự là gì?

Mặc dù tiền sự được nhắc đến thường xuyên trong các quy định của pháp luật, tuy nhiên chưa có quy định cụ thể giải thích về tiền sự.

Trước đây, Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 (hết hiệu lực) có quy định gián tiếp về tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau:

Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.

Dựa trên quy định này có thể hiểu, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, đồng thời chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

cai nghien bat buoc co phai la tien suCai nghiện bắt buộc có phải là tiền sự? (Ảnh minh họa)

Đi cai nghiện bắt buộc có phải là tiền sự?

Căn cứ Điều 95, 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định như sau:

Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với  người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Do cai nghiện bắt buộc cũng là một biện pháp xử lý hành chính nên nếu chưa được xóa việc áp dụng biện pháp hành chính, người đi cai nghiện bắt buộc sẽ bị coi là có tiền sự.

Về thời hạn xóa tiền sự, Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Như vậy, theo các quy định trên, người đã đi cai nghiện bắt buộc sẽ được xóa tiền sự sau 02 năm cai nghiện xong hoặc sau 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện.

Trên đây là giải đáp về: Cai nghiện bắt buộc có phải là tiền sự? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900 6192 để được tư vấn, giải đáp.

>> 3 trường hợp phải đưa đi cai nghiện bắt buộc

>> Trốn cai nghiện bắt buộc bị xử lý thế nào?

>> Xem thêm các chính sách mới về hành chính tại đây

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Infographic: Những lưu ý để có ảnh thẻ Căn cước gắn chip chuẩn, đẹp

Infographic: Những lưu ý để có ảnh thẻ Căn cước gắn chip chuẩn, đẹp

Infographic: Những lưu ý để có ảnh thẻ Căn cước gắn chip chuẩn, đẹp

Rất nhiều người dân trên cả nước đang đồng loạt đi làm thủ tục cấp Căn cước công dân gắn chip, hoàn thành mục tiêu cấp 50 triệu thẻ trước ngày 01/7/2021 của Bộ Công an. Cần lưu ý những điều gì để có một tấm ảnh thẻ Căn cước đẹp và đúng quy định?