Đèn xanh nhưng không đi liệu có bị phạt không?

Khi tham gia giao thông, chắc hẳn ai cũng biết đèn đỏ phải dừng lại, đèn vàng thì đi chậm, đèn xanh là được đi. Nhưng nếu gặp đèn xanh mà không đi liệu có bị phạt không?

Quy định về đèn tín hiệu giao thông

Hiện nay, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Tín hiệu đèn giao thông; Biển báo hiệu; Vạch kẻ đường; Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Theo đó, khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, tín hiệu đèn giao thông có 03 màu:

- Tín hiệu xanh là được đi;

- Tín hiệu đỏ là cấm đi;

- Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Theo Điều 10 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng 03 loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Cụ thể,

- Thứ tự tín hiệu lắp theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới.

- Thứ tự tín hiệu lắp đặt theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều lưu thông.

Ngoài 03 dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn khác tùy thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông.

Như vậy, đèn tín hiệu giao thông có 03 màu: xanh, đỏ và vàng, mỗi màu có ý nghĩa riêng.

đèn xanh không điĐèn xanh không đi liệu có bị phạt? (Ảnh minh họa)

Đèn xanh không đi có bị phạt không?

Ngoài quy định nêu trên, khoản 10.3 Điều 10 Quy chuẩn 41:2019/BGTVT cũng nêu,

- Tín hiệu xanh: Cho phép đi;

- Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp;

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

- Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Trường hợp không có vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi coi như là vạch dừng.

Qua đây, có thể thấy rằng, đây là quy phạm pháp luật cho phép tức là quy định cho chủ thể khả năng lựa chọn cách xử sự. Theo đó, khi đèn xanh người tham gia giao thông có quyền đi hoặc không đi, chứ không bắt buộc phải đi.

Trong trường hợp này người tham gia giao thông không bị phạt vì lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Tuy nhiên, nếu đèn xanh nhưng không đi mà gây cản trở các phương tiện lưu thông phía sau thì vẫn sẽ bị xử phạt hành chính. Nhưng lúc này là lỗi dừng xe, đỗ xe gây cản trở giao thông với mức phạt từ 200.000 - 300.000 đồng theo điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Do đó, đèn xanh nhưng không đi chỉ bị phạt khi gây cản trở giao thông.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.