Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Vượt đèn đỏ là lỗi vi phạm khá phổ biến với mức phạt cao. Tuy nhiên, một lỗi cũng phổ biến không kém và có phần “phổ biến hơn” là đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ. Hiện nay, mức phạt với lỗi này là bao nhiêu tiền?

Tại sao khi dừng đèn đỏ không được đè vạch?

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Mặt khác, theo quy định của Quy chuẩn 41 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải thì tín hiệu đỏ mang ý nghĩa báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Quy chuẩn 41 cũng quy định ý nghĩa của vạch liền nét màu trắng được bố trí tại các nút giao thông có đèn tín hiệu hay tại các nút giao có vạch người đi bộ qua đường như sau:

Dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Vạch cũng dùng để xác định vị trí người điều khiển phải dừng lại trong các điều kiện nhất định ở một số vị trí như: trên nhánh dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường.

Như vậy, khi dừng đèn đỏ, các phương tiện không được phép đè vạch hay đi quá vạch ngang đường, liền nét màu trắng. Nếu không sẽ bị coi là vi phạm luật giao thông đường bộ và bị xử phạt.

Ngoài ra, đè vạch khi dừng đèn đỏ cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông lớn khi có thể xảy ra va chạm với xe đang lưu thông theo chiều vuông góc hoặc người đi bộ sang đường.

Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?
Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

Đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Hiện nay, phương tiện đè lên vạch kẻ đường (hoặc đi quá vạch kẻ đường) sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường theo Nghị định 100 năm 2019.

Cụ thể mức phạt như sau:

- Đối với ô tô: 200.000 - 400.000 đồng;

- Đối với xe mô tô, xe gắn máy: 100.000 - 200.000 đồng;

- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: 100.000 - 200.000 đồng;

- Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện: 80.000 - 100.000 đồng.

Mức phạt này tăng mạnh so với trước đây (Chẳng hạn tăng gấp đôi mức phạt đối với ô tô)…

Để không phạm lỗi đè vạch kẻ đường khi dừng đèn đỏ, người điều khiển phương tiện cần chú ý quan sát từ xa tín hiệu của đèn giao thông. Nếu chỉ còn ít giây nữa là đèn chuyển đỏ thì nên di chuyển chậm lại để dừng trước vạch kẻ đường.

Tương tự, khi chuẩn bị đi vào các tuyến đường cong có tầm nhìn bị che khuất, lái xe cần đi chậm lại để quan sát…

Tham gia giao thông an toàn ngoài việc tránh bị xử phạt còn giúp bảo vệ bản thân và người khác.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Xe kinh doanh đổi sang biển màu vàng: Cần đi đâu? Làm gì?

Xe kinh doanh đổi sang biển màu vàng: Cần đi đâu? Làm gì?

Xe kinh doanh đổi sang biển màu vàng: Cần đi đâu? Làm gì?

Theo yêu cầu tại Thông tư 58 năm 2020 của Bộ Công an, kể từ ngày 01/8/2020 đến trước ngày 31/12/2021 các phương tiện hoạt động kinh doanh bắt buộc phải đổi từ biến số trắng sang biển số vàng. Tuy nhiên, không ít người vẫn đang mơ hồ về việc phải đến đâu và làm gì để tiến hành đổi biển.