Danh sách các từ thường viết hoa sai cần lưu ý

Khi soạn thảo văn bản nói chung, văn bản hành chính nói riêng, việc nắm rõ quy tắc viết hoa là điều hết sức quan trọng. Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp chưa vận dụng đúng quy tắc khi soạn thảo văn bản. Dưới đây là danh sách các từ thường viết hoa sai.

Trường hợp nào bắt buộc phải viết hoa?

Hiện nay, quy tắc viết hoa được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 30/2020/NĐ-CP. Theo đó, bắt buộc viết hoa trong các trường hợp sau:

STT

Trường hợp viết hoa

Ví dụ

I

VIẾT HOA ĐẦU CÂU

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

  • Sau các dấu: Chấm câu (.); chấm hỏi (?); chấm than (!);
  • Khi xuống dòng

2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm...

II

VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG TÊN NGƯỜI

1

Tên người Việt Nam

Tên người thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người

Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú

Tên hiệu hay tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết

Vua Hùng, Bác Hồ, Cụ Hồ...

2

Tên người nước ngoài phiên âm sang tiếng Việt

Phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam

Thành Cát Tư Hãn,...

Phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần

Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phi-đen Cat-xtơ-rô...

III

VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ

1

Tên địa lý Việt Nam

Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung với tên riêng của đơn vị hành chính: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối

thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó

Quận 8, Phường 15

Trường hợp viết hoa đặc biệt

Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh

Vàm Cỏ, Lạch Trường,...

Tên địa lý có danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng

sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long...

Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi.

Bắc Bộ, Nam Trung Bộ...

2

Tên địa lý nước ngoài phiên âm sang tiếng Việt

Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam

Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc...

Phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ: viết hoa theo quy tác viết hoa tên người nước ngoài

Mát-xcơ-va, Men-bơn

IV

VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

1

Cơ quan, tổ chức của Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ Tài nguyên và Môi trường...

Trường hợp viết hoa đặc biệt

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng

2

Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài

Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới

Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.

UNDP; UNESCO; ASEAN; SNG...

V

VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

1

Trường hợp đặc biệt

Nhân dân, Nhà nước (chỉ tên riêng Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước...)

2

Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành phần tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng.

Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh.

3

Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể

Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M....

4

Danh từ chung đã riêng hóa: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng

Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam)

5

Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.

ngày Quốc khánh 2-9, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, ngày Quốc tế Lao động 1-5

6

Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất

Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng;...

7

Viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Chương I của Luật Đất đai 2013; điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14...

8

Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm

Quý Mão

tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Nguyên đán

thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm

9

Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện

Triều Trần, Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám,...

10

Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo.

từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản

danh-sach-cac-tu-viet-hoa-sai
Danh sách các từ thường viết hoa sai cần lưu ý (Ảnh minh họa)

Chú ý: Các từ thường viết hoa sai khi soạn thảo

Dưới đây là một số từ thường viết hoa sai khi soạn thảo văn bản hành chính trên thực tế:

Từ viết sai

Từ viết đúng

thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

quận 1, quận 2, quận 3...

Quận 1, Quận 2, Quận 3...

phường Cầu Diễn

Phường Cầu Diễn

Huyện Sóc Sơn

huyện Sóc Sơn

Tỉnh Vĩnh Phúc

tỉnh Vĩnh Phúc

Luật bảo hiểm xã hội, Bộ luật dân sự

Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ luật Dân sự

Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

thứ hai, thứ ba, thứ tư...

thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư...

Tết Âm lịch, Tết Nguyên đán

tết Nguyên đán, tết Âm lịch


Trên đây là danh sách các từ thường viết hoa sai cần lưu ý. Nếu gặp vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?